Vào năm 2023, những dấu tích của chính điện Kính Thiên – cung điện quan trọng nhất Hoàng thành Thăng Long xưa – đã lần đầu lộ diện sau một cuộc khai quật có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật được công bố cuối năm 2023 cho biết, tại vị trí các hố khai quật thăm dò địa tầng nền điện dày trên 3 mét đã xuất lộ dấu vết kiến trúc thời Lê sơ (thế kỷ 15-16), thời Lê Trung hưng (thế kỷ 17-18) và thời Nguyễn (thế kỷ 19-20).Về cơ bản, cuộc khai quật đã cung cấp hai thông tin quan trọng: Cấu trúc và mặt bằng nền móng của chính điện Kính Thiên thời Lê sơ và thời Lê Trung hưng.Trong tầng văn hóa có một phần dấu tích của điện Long Thiên thời Nguyễn và điện Kính Thiên thời Hậu Lê đã được xác định. Điều này cho thấy, các dấu tích chính điện còn được bảo lưu rất tốt dưới lòng đất.Theo bản báo cáo, trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ làm phát lộ 28/60 vị trí móng cột, có thể suy đoán điện Kính Thiên xưa có 9 gian, diện tích rất lớn, khoảng 1.350 m2.Cung điện đồ sộ này được lợp ngói rồng, hệ khung gỗ sơn son thếp vàng và họa tiết trang trí vô cùng đặc sắc, theo kết quả nghiên cứu trước đó về bộ mái, hệ khung gỗ kiến trúc điện Kính Thiên.Để phát huy giá trị di tích, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã phối hợp với viện Khảo cổ học lựa chọn để trưng bày tại chỗ hai hố khai quật tiêu biểu, phản ánh chân xác và sinh động dấu tích của tòa chính điện Kính Thiên thời Hậu Lê.Ngược dòng thời gian, vào năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã toàn thắng. Ông về thành Thăng Long, lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Lê Thái Tổ. Tại đây, ông cho dựng điện Kính Thiên, lấy đó làm chính điện của kinh đô.Năm 1465, vua Lê Thánh Tông cho xây dựng lại điện với quy mô tráng lệ hơn. Từ khi xây dựng, điện Kính Thiên luôn là không gian chính trị, nơi tổ chức các sự kiện trọng đại của đất nước.Năm 1802, nhà nguyễn lấy Huế làm kinh đô, Thăng Long chỉ còn là thủ phủ của Bắc Thành. Năm 1816, vua Gia Long cho dỡ bỏ điện Kính Thiên để xây hành cung mới. Công trình này được gọi là điện Long Thiên.Sau khi chiếm thành Hà Nội, khoảng năm 1888-1889, quân viễn chinh Pháp đã phá bỏ điện Long Thiên thời Nguyễn và nền móng điện Kính Thiên thời Lê để xây nhà pháo binh.Sau hơn một thế kỷ bị chôn vùi, những dấu tích xưa của cung điện trung tâm Hoàng thành Thăng Long mới được đưa trở lại ánh sáng từ cuộc khai quật năm 2023.Với cuộc khai quật này, nhiều tư liệu mới mang tính xác thực cao đã được thu thập, sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc nghiên cứu và khôi phục chính điện Kính Thiên.
Vào năm 2023, những dấu tích của chính điện Kính Thiên – cung điện quan trọng nhất Hoàng thành Thăng Long xưa – đã lần đầu lộ diện sau một cuộc khai quật có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật được công bố cuối năm 2023 cho biết, tại vị trí các hố khai quật thăm dò địa tầng nền điện dày trên 3 mét đã xuất lộ dấu vết kiến trúc thời Lê sơ (thế kỷ 15-16), thời Lê Trung hưng (thế kỷ 17-18) và thời Nguyễn (thế kỷ 19-20).
Về cơ bản, cuộc khai quật đã cung cấp hai thông tin quan trọng: Cấu trúc và mặt bằng nền móng của chính điện Kính Thiên thời Lê sơ và thời Lê Trung hưng.
Trong tầng văn hóa có một phần dấu tích của điện Long Thiên thời Nguyễn và điện Kính Thiên thời Hậu Lê đã được xác định. Điều này cho thấy, các dấu tích chính điện còn được bảo lưu rất tốt dưới lòng đất.
Theo bản báo cáo, trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ làm phát lộ 28/60 vị trí móng cột, có thể suy đoán điện Kính Thiên xưa có 9 gian, diện tích rất lớn, khoảng 1.350 m2.
Cung điện đồ sộ này được lợp ngói rồng, hệ khung gỗ sơn son thếp vàng và họa tiết trang trí vô cùng đặc sắc, theo kết quả nghiên cứu trước đó về bộ mái, hệ khung gỗ kiến trúc điện Kính Thiên.
Để phát huy giá trị di tích, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã phối hợp với viện Khảo cổ học lựa chọn để trưng bày tại chỗ hai hố khai quật tiêu biểu, phản ánh chân xác và sinh động dấu tích của tòa chính điện Kính Thiên thời Hậu Lê.
Ngược dòng thời gian, vào năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã toàn thắng. Ông về thành Thăng Long, lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Lê Thái Tổ. Tại đây, ông cho dựng điện Kính Thiên, lấy đó làm chính điện của kinh đô.
Năm 1465, vua Lê Thánh Tông cho xây dựng lại điện với quy mô tráng lệ hơn. Từ khi xây dựng, điện Kính Thiên luôn là không gian chính trị, nơi tổ chức các sự kiện trọng đại của đất nước.
Năm 1802, nhà nguyễn lấy Huế làm kinh đô, Thăng Long chỉ còn là thủ phủ của Bắc Thành. Năm 1816, vua Gia Long cho dỡ bỏ điện Kính Thiên để xây hành cung mới. Công trình này được gọi là điện Long Thiên.
Sau khi chiếm thành Hà Nội, khoảng năm 1888-1889, quân viễn chinh Pháp đã phá bỏ điện Long Thiên thời Nguyễn và nền móng điện Kính Thiên thời Lê để xây nhà pháo binh.
Sau hơn một thế kỷ bị chôn vùi, những dấu tích xưa của cung điện trung tâm Hoàng thành Thăng Long mới được đưa trở lại ánh sáng từ cuộc khai quật năm 2023.
Với cuộc khai quật này, nhiều tư liệu mới mang tính xác thực cao đã được thu thập, sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc nghiên cứu và khôi phục chính điện Kính Thiên.