Rất nhiều người biết rằng Hà Nội có Thăng Long tứ quán và Thăng Long tứ trấn. Nhưng không phải ai cũng biết rằng hai bộ tứ này chỉ có tổng cộng 7 di tích, chứ không phải là 8 di tích theo cách suy nghĩ mặc định "4 + 4 = 8".Có chuyện "4 + 4 = 7" thú vị này là vì đền Quán Thánh góp mặt trong cả Thăng Long tứ quán và Thăng Long tứ trấn. Đây chính là ngôi đền có tầm vóc độc nhất vô nhị của Thăng Long - Hà Nội.Theo các tư liệu cổ, đền Quán Thánh có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028). Đây là ngôi đền có quy mô to lớn và đẹp bậc nhất của kinh thành Thăng Long xưa.Đền là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, một trong bốn vị thần trấn giữ bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc theo quan niệm dân gian. Ngài cũng được coi là một vị thần hộ mệnh của Kinh thành Thăng Long.Trong Thăng Long tứ trấn - gồm 4 ngôi đền thờ 4 vị thần trấn giữ 4 hướng của Kinh thành - đền Quán Thánh trấn giữ phía Bắc. Ba ngôi đền còn lại là đền Bạch Mã trấn Đông, đền Voi Phục trấn Tây, đền Kim Liên trấn Nam.Thăng Long tứ quán gồm 4 quán thờ hệ thống thần linh thuộc đạo Lão. Trong bộ tứ này, đền Quán Thánh được gọi là quán Trấn Vũ. Ba quán còn lại là quán Huyền Thiên, quán Đồng Thiên và quán Đế Thích, nay là chùa Huyền Thiên, chùa Kim Cổ và chùa Vua.Ngày nay, cả 7 địa điểm tâm linh thuộc Thăng Long tứ quán và Thăng Long tứ trấn đều đã được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia của Việt Nam.Trở lại với đền Quán Thánh, theo các nhà nghiên cứu, ban đầu ngôi đền này nằm ở một vị trí khác và được di dời về vị trí hiện tại ở phía hồ Tây trong đợt mở rộng Hoàng thành Thăng Long năm 1474 của vua Lê Thánh Tông.Đền trải trùng tu lớn vào các năm 1618, 1677, 1768, 1836, 1843, 1893, 1941. Diện mạo ngày nay của đền về cơ bản có từ đợt tu sửa vào năm 1836-1838 dưới thời vua Minh Mạng.Về tổng thể, đền có bố cục không gian thoáng và hài hòa do khuôn viên nhiều cây xanh, lại hướng ra hồ Tây lộng gió. Kết cấu kiến trúc của đền gồm tam quan, sân và khu đền chính gồm ba lớp nhà tiền tế, trung tế, hậu cung.Trung tâm của ngôi đền đặt tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng vào năm 1677, đời Lê Hy Tông. Đây là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của các nghệ nhân Việt Nam cách đây hơn 3 thế kỷ.Cùng với chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên và phủ Tây Hồ, đền Quán Thánh góp phần tạo nên sự hài hoà trong kiến trúc cảnh quan và văn hoá tín ngưỡng ven bờ hồ Tây của Hà Nội.Đây cũng là một địa danh du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước khi ghé thăm thủ đô.Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.
Rất nhiều người biết rằng Hà Nội có Thăng Long tứ quán và Thăng Long tứ trấn. Nhưng không phải ai cũng biết rằng hai bộ tứ này chỉ có tổng cộng 7 di tích, chứ không phải là 8 di tích theo cách suy nghĩ mặc định "4 + 4 = 8".
Có chuyện "4 + 4 = 7" thú vị này là vì đền Quán Thánh góp mặt trong cả Thăng Long tứ quán và Thăng Long tứ trấn. Đây chính là ngôi đền có tầm vóc độc nhất vô nhị của Thăng Long - Hà Nội.
Theo các tư liệu cổ, đền Quán Thánh có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028). Đây là ngôi đền có quy mô to lớn và đẹp bậc nhất của kinh thành Thăng Long xưa.
Đền là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, một trong bốn vị thần trấn giữ bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc theo quan niệm dân gian. Ngài cũng được coi là một vị thần hộ mệnh của Kinh thành Thăng Long.
Trong Thăng Long tứ trấn - gồm 4 ngôi đền thờ 4 vị thần trấn giữ 4 hướng của Kinh thành - đền Quán Thánh trấn giữ phía Bắc. Ba ngôi đền còn lại là đền Bạch Mã trấn Đông, đền Voi Phục trấn Tây, đền Kim Liên trấn Nam.
Thăng Long tứ quán gồm 4 quán thờ hệ thống thần linh thuộc đạo Lão. Trong bộ tứ này, đền Quán Thánh được gọi là quán Trấn Vũ. Ba quán còn lại là quán Huyền Thiên, quán Đồng Thiên và quán Đế Thích, nay là chùa Huyền Thiên, chùa Kim Cổ và chùa Vua.
Ngày nay, cả 7 địa điểm tâm linh thuộc Thăng Long tứ quán và Thăng Long tứ trấn đều đã được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia của Việt Nam.
Trở lại với đền Quán Thánh, theo các nhà nghiên cứu, ban đầu ngôi đền này nằm ở một vị trí khác và được di dời về vị trí hiện tại ở phía hồ Tây trong đợt mở rộng Hoàng thành Thăng Long năm 1474 của vua Lê Thánh Tông.
Đền trải trùng tu lớn vào các năm 1618, 1677, 1768, 1836, 1843, 1893, 1941. Diện mạo ngày nay của đền về cơ bản có từ đợt tu sửa vào năm 1836-1838 dưới thời vua Minh Mạng.
Về tổng thể, đền có bố cục không gian thoáng và hài hòa do khuôn viên nhiều cây xanh, lại hướng ra hồ Tây lộng gió. Kết cấu kiến trúc của đền gồm tam quan, sân và khu đền chính gồm ba lớp nhà tiền tế, trung tế, hậu cung.
Trung tâm của ngôi đền đặt tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng vào năm 1677, đời Lê Hy Tông. Đây là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của các nghệ nhân Việt Nam cách đây hơn 3 thế kỷ.
Cùng với chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên và phủ Tây Hồ, đền Quán Thánh góp phần tạo nên sự hài hoà trong kiến trúc cảnh quan và văn hoá tín ngưỡng ven bờ hồ Tây của Hà Nội.
Đây cũng là một địa danh du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước khi ghé thăm thủ đô.
Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.