Dưới thời nhà Bắc Ngụy (386-534), hoạn quan Tông Ái (401-452) gây ra nhiều "sóng gió" trong cung cấm khi giết hại 2 hai hoàng đế Trung Quốc.Mọi chuyện bắt đầu khi Tông Ái vào cung làm hoạn quan và phục vụ thái tử Thác Bạt Hoảng - con trai trưởng của Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo.Về sau, Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo nhận thấy Tông Ái nhanh nhẹn, làm việc chu đáo nên giữ bên người hầu hạ. Được nhà vua sủng ái, Tông Ái lạm quyền, kết bè kết phái, nhận hối lộ, tham ô.Thái tử Thác Bạt Hoảng phát hiện những hành động dơ bẩn của Tông Ái nên xảy ra xung đột gay gắt. Khi ấy, Tông Ái ra tay trước khi lập mưu tiêu diệt phe thân tín của Thác Bạt Hoảng để tránh bị xử tội.Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo tin những lời bịa đặt của Tông Ái nên xử tội những quan lại thân tín của Thái tử. Về sau, Thác Bạt Hoảng lâm bệnh và qua đời.Khi con trai chết, Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo hối hận và chìm đắm trong men rượu. Lo sợ sẽ có ngày bị hoàng đế phát hiện đã lập mưu ám hại người của Thác Bạt Hoảng nên Tông Ái đã giết Thác Bạt Đảo khi ông hoàng này say rượu đến bất tỉnh năm 452.Ngay trong đêm giết Thác Bạt Đảo, Tông Ái thực hiện kế hoạch phò tá đưa con trai thứ sáu của nhà vua quá cố là Thác Bạt Dư lên ngôi báu. Bất cứ quần thần nào phản đối đều bị Tông Ái sai người giết chết ngay lập tức.Theo đó, Thác Bạt Dư lên ngôi hoàng đế và phong cho Tông Ái làm đại tư mã, đại tướng quân và thái sư. Quyền lực của hoạn quan này được đánh giá là không kém nhà vua.Vì vậy, Tông Ái ngày càng lạm quyền và có những hành động ngông cuồng. Đến năm 452, Thác Bạt Dư nghe quần thần khuyên nên dự định trừ khử Tông Ái.Thế nhưng, khi chưa kịp thực hiện kế hoạch thì Tông Ái đã sai người thích sát Thác Bạt Dư. Đây là lần thứ hai hoạn quan này giết vua. Lần này, Tông Ái không thể thoát thân như lần trước vì bị quân lính hoàng cung bắt giữ và xử tử. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Video: Tái hiện trận chiến lịch sử của hoàng đế Napoleon (nguồn: VTC14)
Dưới thời nhà Bắc Ngụy (386-534), hoạn quan Tông Ái (401-452) gây ra nhiều "sóng gió" trong cung cấm khi giết hại 2 hai hoàng đế Trung Quốc.
Mọi chuyện bắt đầu khi Tông Ái vào cung làm hoạn quan và phục vụ thái tử Thác Bạt Hoảng - con trai trưởng của Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo.
Về sau, Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo nhận thấy Tông Ái nhanh nhẹn, làm việc chu đáo nên giữ bên người hầu hạ. Được nhà vua sủng ái, Tông Ái lạm quyền, kết bè kết phái, nhận hối lộ, tham ô.
Thái tử Thác Bạt Hoảng phát hiện những hành động dơ bẩn của Tông Ái nên xảy ra xung đột gay gắt. Khi ấy, Tông Ái ra tay trước khi lập mưu tiêu diệt phe thân tín của Thác Bạt Hoảng để tránh bị xử tội.
Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo tin những lời bịa đặt của Tông Ái nên xử tội những quan lại thân tín của Thái tử. Về sau, Thác Bạt Hoảng lâm bệnh và qua đời.
Khi con trai chết, Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo hối hận và chìm đắm trong men rượu. Lo sợ sẽ có ngày bị hoàng đế phát hiện đã lập mưu ám hại người của Thác Bạt Hoảng nên Tông Ái đã giết Thác Bạt Đảo khi ông hoàng này say rượu đến bất tỉnh năm 452.
Ngay trong đêm giết Thác Bạt Đảo, Tông Ái thực hiện kế hoạch phò tá đưa con trai thứ sáu của nhà vua quá cố là Thác Bạt Dư lên ngôi báu. Bất cứ quần thần nào phản đối đều bị Tông Ái sai người giết chết ngay lập tức.
Theo đó, Thác Bạt Dư lên ngôi hoàng đế và phong cho Tông Ái làm đại tư mã, đại tướng quân và thái sư. Quyền lực của hoạn quan này được đánh giá là không kém nhà vua.
Vì vậy, Tông Ái ngày càng lạm quyền và có những hành động ngông cuồng. Đến năm 452, Thác Bạt Dư nghe quần thần khuyên nên dự định trừ khử Tông Ái.
Thế nhưng, khi chưa kịp thực hiện kế hoạch thì Tông Ái đã sai người thích sát Thác Bạt Dư. Đây là lần thứ hai hoạn quan này giết vua. Lần này, Tông Ái không thể thoát thân như lần trước vì bị quân lính hoàng cung bắt giữ và xử tử. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Video: Tái hiện trận chiến lịch sử của hoàng đế Napoleon (nguồn: VTC14)