Tần Thủy Hoàng (tháng 1 hoặc tháng 12, 259 TCN - 10 tháng 9, 210 TCN) tên thật là Doanh Chính hay còn có tên gọi khác là Triệu Chính, là vị vua thứ 36 của nước Tần từ năm 246 TCN đến 221 TCN.Năm 13 tuổi, Doanh Chính đăng cơ làm Tần Vương, do trọng phụ Lã Bất Vi nhiếp chính. Sau khi đích thân trị vì, ông đã tiêu diệt 6 nước và tự xưng là Thủy Hoàng Đế, tức vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.Ông tại vị 37 năm, trong đó xưng vương 25 năm, xưng đế 12 năm. Năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng qua đời vì bệnh ở tuổi 49. Dù có công lao thống nhất thiên hạ nhưng sau đó, ông trở nên quá mức kiêu ngạo. Cũng chính bởi vậy mà ông đã sa vào công cuộc theo đuổi thuốc trường sinh bất lão.Khi ấy, có một số phương sĩ nói rằng biển của vùng đất Bồng Lai là nơi thần tiên sinh sống, đến được nơi ấy có thể tìm kiếm được thuốc trường sinh bất lão, bởi thế mới có chuyến tuần du phía đông lần thứ năm của Tần Thuỷ Hoàng.Vào thời điểm ấy, tuổi tác của Tần Thuỷ Hoàng vốn không cao, cũng chưa chỉ định người kế thừa ngai vàng. Cũng bởi thế mà cái chết bất đắc kỳ tử của ông trong chuyến đông tuần đã khiến việc kế thừa ngai vàng của nhà Tần khi đó trở nên hỗn loạn.Với tình hình khi ấy, con trai cả Phù Tô của Tần Thủy Hoàng là ứng viên sáng giá, có sự ủng hộ từ nhiều người trong triều đình. Phù Tô cũng có quan hệ rất tốt với Lý Tư. Nhìn từ ngoài vào, khả năng kế vị của Phù Tô là lớn nhất.Vậy nhưng, xét theo tình hình thực tế, Tần Thuỷ Hoàng chắc hẳn thích con trai thứ Hồ Hợi hơn, nếu không ông đã không dẫn theo đứa con này khi đi đông tuần. Tần Thuỷ Hoàng cũng tin tưởng Triệu Cao nhất, để Triệu Cao dạy Hồ Hợi về luật pháp, đây cũng là một cách gián tiếp thể hiện sự tín nhiệm của vua Tần với thái giám này.Chính bởi Tần Thuỷ Hoàng dẫn theo Hồ Hợi bên mình nên sau cái chết đột ngột của Hoàng đế, Hồ Hợi và Triệu Cao dường như tin chắc rằng họ đã nắm quyền chủ động. Sau khi nhận được tin Phù Tô tự sát, Triệu Cao và Lý Tư mới để đoàn xe ngựa trở về Hàm Dương.Thế nhưng việc giữ bí mật về cái chết của Tần Thủy Hoàng khi đó không phải là việc dễ dàng. Tần Thuỷ Hoàng chết ở Sa Khâu, là khu vực thành phố Hình Đài - Hà Bắc ngày nay, cách kinh đô Hàm Dương của nước Tần khá xa.Thời xưa đi lại bằng các phương tiện thô sơ, từ Hình Đài tới Tây An phải đi quãng đường rất xa, vả lại khi ấy đang vào mùa hạ, chẳng mấy ngày thi hài Tần Thuỷ Hoàng sẽ bốc mùi hôi thối, tới khi ấy muốn giấu cũng chẳng giấu nổi.Bởi vậy, Triệu Cao và Lý Tư nghĩ tới một kế, đó là treo đầy bào ngư lên xe của Tần Thuỷ Hoàng. Vào mùa hè, hải sản rất dễ bị thối rữa, thứ mùi thối rữa của hải sản thật sự khó ngửi. Vì vậy nó có thể át đi mùi thối rữa của thi thể, đồng thời tuyên bố với bên ngoài là Tần Thuỷ Hoàng thích ăn bào ngư nên mới làm vậy.Thật không ai ngờ được rằng, "Thiên cổ nhất đế" Tần Thuỷ Hoàng một đời lừng lẫy, vừa mới nhắm mắt xuôi tay đã bị đám thuộc hạ vì xâu xé quyền lực mà đối xử tệ bạc như vậy.Mời các bạn xem video: Singapore có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Tần Thủy Hoàng (tháng 1 hoặc tháng 12, 259 TCN - 10 tháng 9, 210 TCN) tên thật là Doanh Chính hay còn có tên gọi khác là Triệu Chính, là vị vua thứ 36 của nước Tần từ năm 246 TCN đến 221 TCN.
Năm 13 tuổi, Doanh Chính đăng cơ làm Tần Vương, do trọng phụ Lã Bất Vi nhiếp chính. Sau khi đích thân trị vì, ông đã tiêu diệt 6 nước và tự xưng là Thủy Hoàng Đế, tức vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Ông tại vị 37 năm, trong đó xưng vương 25 năm, xưng đế 12 năm. Năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng qua đời vì bệnh ở tuổi 49. Dù có công lao thống nhất thiên hạ nhưng sau đó, ông trở nên quá mức kiêu ngạo. Cũng chính bởi vậy mà ông đã sa vào công cuộc theo đuổi thuốc trường sinh bất lão.
Khi ấy, có một số phương sĩ nói rằng biển của vùng đất Bồng Lai là nơi thần tiên sinh sống, đến được nơi ấy có thể tìm kiếm được thuốc trường sinh bất lão, bởi thế mới có chuyến tuần du phía đông lần thứ năm của Tần Thuỷ Hoàng.
Vào thời điểm ấy, tuổi tác của Tần Thuỷ Hoàng vốn không cao, cũng chưa chỉ định người kế thừa ngai vàng. Cũng bởi thế mà cái chết bất đắc kỳ tử của ông trong chuyến đông tuần đã khiến việc kế thừa ngai vàng của nhà Tần khi đó trở nên hỗn loạn.
Với tình hình khi ấy, con trai cả Phù Tô của Tần Thủy Hoàng là ứng viên sáng giá, có sự ủng hộ từ nhiều người trong triều đình. Phù Tô cũng có quan hệ rất tốt với Lý Tư. Nhìn từ ngoài vào, khả năng kế vị của Phù Tô là lớn nhất.
Vậy nhưng, xét theo tình hình thực tế, Tần Thuỷ Hoàng chắc hẳn thích con trai thứ Hồ Hợi hơn, nếu không ông đã không dẫn theo đứa con này khi đi đông tuần. Tần Thuỷ Hoàng cũng tin tưởng Triệu Cao nhất, để Triệu Cao dạy Hồ Hợi về luật pháp, đây cũng là một cách gián tiếp thể hiện sự tín nhiệm của vua Tần với thái giám này.
Chính bởi Tần Thuỷ Hoàng dẫn theo Hồ Hợi bên mình nên sau cái chết đột ngột của Hoàng đế, Hồ Hợi và Triệu Cao dường như tin chắc rằng họ đã nắm quyền chủ động. Sau khi nhận được tin Phù Tô tự sát, Triệu Cao và Lý Tư mới để đoàn xe ngựa trở về Hàm Dương.
Thế nhưng việc giữ bí mật về cái chết của Tần Thủy Hoàng khi đó không phải là việc dễ dàng. Tần Thuỷ Hoàng chết ở Sa Khâu, là khu vực thành phố Hình Đài - Hà Bắc ngày nay, cách kinh đô Hàm Dương của nước Tần khá xa.
Thời xưa đi lại bằng các phương tiện thô sơ, từ Hình Đài tới Tây An phải đi quãng đường rất xa, vả lại khi ấy đang vào mùa hạ, chẳng mấy ngày thi hài Tần Thuỷ Hoàng sẽ bốc mùi hôi thối, tới khi ấy muốn giấu cũng chẳng giấu nổi.
Bởi vậy, Triệu Cao và Lý Tư nghĩ tới một kế, đó là treo đầy bào ngư lên xe của Tần Thuỷ Hoàng. Vào mùa hè, hải sản rất dễ bị thối rữa, thứ mùi thối rữa của hải sản thật sự khó ngửi. Vì vậy nó có thể át đi mùi thối rữa của thi thể, đồng thời tuyên bố với bên ngoài là Tần Thuỷ Hoàng thích ăn bào ngư nên mới làm vậy.
Thật không ai ngờ được rằng, "Thiên cổ nhất đế" Tần Thuỷ Hoàng một đời lừng lẫy, vừa mới nhắm mắt xuôi tay đã bị đám thuộc hạ vì xâu xé quyền lực mà đối xử tệ bạc như vậy.