Theo Trung tâm Kỷ lục Việt Nam, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới.Theo Ban Quản lý Di tích Quốc gia khu lưu niệm Nguyễn Du (tỉnh Hà Tĩnh), hiện nay, Truyện Kiều được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Đức, Hungary, Ba Lan, Nga, Tây Ban Nha…Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du được sáng tác theo thể thơ lục bát. Đây là thể thơ do người Việt sáng tạo nên, được rất nhiều nhà thơ sử dụng.Theo văn bản của Hội đồng Liên minh Kỷ lục thế giới, Truyện Kiều của Nguyễn Du (1765-1820) gồm 3.254 câu thơ lục bát, là kiệt tác văn học. Tác phẩm này chinh phục các thế hệ công chúng trong hơn 200 năm qua, đã được chuyển ngữ sang hơn 20 thứ tiếng khác nhau với trên 35 bản dịch.Truyện Kiều của Nguyễn Du có tên gọi chính thức là "Đoạn trường tân thanh" (tiếng kêu mới về nỗi đau lòng đứt ruột), được sáng tác dựa trên cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, lấy bối cảnh đời vua Gia Tĩnh của triều Minh ở Trung Quốc.Trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, Từ Hải (?-1556) là nhân vật lịch sử có thật, sống vào thời nhà Minh ở Trung Quốc. Ông quê huyện Hấp, phủ Huy Châu, Trung Quốc. Trong chính sử, Từ Hải vừa là thương nhân, vừa là thủ lĩnh cướp biển. Theo sách "Kỷ tiễu trừ Từ Hải bản mạt", sau này, Từ Hải mắc mưu chiêu hàng của Hồ Tôn Hiến, bước đường cùng phải lao xuống biển tự vẫn.Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, Tự Đức là vị vua triều Nguyễn đặc biệt mê Truyện Kiều. Ông đọc nhiều đến mức 2 lần phải sai người mang đóng lại cuốn sách do rách bìa.
Theo Trung tâm Kỷ lục Việt Nam, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới.
Theo Ban Quản lý Di tích Quốc gia khu lưu niệm Nguyễn Du (tỉnh Hà Tĩnh), hiện nay, Truyện Kiều được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Đức, Hungary, Ba Lan, Nga, Tây Ban Nha…
Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du được sáng tác theo thể thơ lục bát. Đây là thể thơ do người Việt sáng tạo nên, được rất nhiều nhà thơ sử dụng.
Theo văn bản của Hội đồng Liên minh Kỷ lục thế giới, Truyện Kiều của Nguyễn Du (1765-1820) gồm 3.254 câu thơ lục bát, là kiệt tác văn học. Tác phẩm này chinh phục các thế hệ công chúng trong hơn 200 năm qua, đã được chuyển ngữ sang hơn 20 thứ tiếng khác nhau với trên 35 bản dịch.
Truyện Kiều của Nguyễn Du có tên gọi chính thức là "Đoạn trường tân thanh" (tiếng kêu mới về nỗi đau lòng đứt ruột), được sáng tác dựa trên cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, lấy bối cảnh đời vua Gia Tĩnh của triều Minh ở Trung Quốc.
Trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, Từ Hải (?-1556) là nhân vật lịch sử có thật, sống vào thời nhà Minh ở Trung Quốc. Ông quê huyện Hấp, phủ Huy Châu, Trung Quốc. Trong chính sử, Từ Hải vừa là thương nhân, vừa là thủ lĩnh cướp biển. Theo sách "Kỷ tiễu trừ Từ Hải bản mạt", sau này, Từ Hải mắc mưu chiêu hàng của Hồ Tôn Hiến, bước đường cùng phải lao xuống biển tự vẫn.
Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, Tự Đức là vị vua triều Nguyễn đặc biệt mê Truyện Kiều. Ông đọc nhiều đến mức 2 lần phải sai người mang đóng lại cuốn sách do rách bìa.