Câu trả lời thực tế hiện ra trước mắt các nhà khoa học 24 năm sau thực sự gây choáng váng: Từ xác tàu chết chóc, một "thế giới sự sống" kỳ dị đang hồi sinh.Cuộc thám hiểm mới được thực hiện bởi tổ chức OceanGate Expeditions, được thực hiện trong mùa hè vừa qua nhằm tìm hiểu những gì đang diễn ra ở nơi chôn vùi tàu Titanic - vốn bị chìm vào ngày 15/4/1912 khi va chạm với một tảng băng trôi.Hiện tàu nằm sâu dưới đáy biển ở khu vực cách bờ biển Newfoundland - Canada khoảng 350 hải lý.Theo OceanGate Expeditions, một đợt khảo sát bằng sonar năm 1996 hướng vào Titanic đã tìm thấy một vệt sáng ma quái từ khu vực gần xác tàu này, tức ở nơi sâu tận 2.900 m ở Bắc Đại Tây Dương.. Sonar là một phương pháp dùng sóng âm để "nhìn" những thứ bị vùi chôn dưới nước, hay được dùng để khám phá và lập bản đồ đại dương.Lần khảo sát mới cho thấy "vệt sáng" đó - một cụm "hồn ma" gây thắc mắc hàng thập kỷ - là cả một hệ sinh thái vực thẳm ngoạn mục, khó tưởng tượng.Tâm của khu vực có hệ sinh thái vực thẳm nằm cách nơi Titanic chìm khoảng 25 dặm, trải rộng trên một khu vực lớn với hàng ngàn sinh vật quái dị, là nhiều loài bọt biển, san hô, tôm, cá... phát triển mạnh.Đây là một phát hiện "vàng ròng" của các nhà thám hiểm đại dương bởi tìm thấy những thế giới bị cô lập như thế là rất hiếm hoi. Sinh vật vực thẳm thường rất kỳ lạ so với những gì chúng ta có thể tượng tượng được, cũng như có thể có những khác biệt trong di truyền và tiến hóa, thể hiện bức tranh vô song của cái gọi là đa dạng sinh học.Các nhà khoa học cho biết họ sẽ lấy mẫu các sinh vật vực thẳm này để trích xuất DNA, nghiên cứu sâu hơn về mối liên hệ của chúng với các sinh vật Trái Đất đã biết và cách mà hệ sinh thái bí ẩn này đã phát sinh và tồn tại.Tàu Titanic ra khơi từ Southampton, Anh, vào ngày 10/4/1912 và khởi hành tới New York. Hôm 14/4, tàu đâm vào một núi băng trôi cách Newfoundland gần 643 km.Trên tàu chỉ có 20 thuyền cứu sinh với sức chứa 1.178 người, bằng khoảng một nửa số hành khách có mặt. Vào ngày 15/4, tàu Titanic chìm xuống biển, khiến 1.500 người trong 2.224 hành khách thiệt mạng.Xác tàu nằm ở độ sâu 3.962 m bên dưới bề mặt Đại Tây Dương. Con tàu được tái phát hiện vào tháng 9/1985. Kể từ sau đó, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực tìm cách bảo quản và nghiên cứu tàn tích của con tàu dài 268 m.Những nghiên cứu trước đây về tàu Titanic cho thấy có nhiều sinh vật và hoạt động ở đáy biển hơn dự kiến. Xác tàu trở thành hệ sinh thái riêng, đóng vai trò như một rạn đá cho vô số tổ chức sinh vật. Nhiều loài thực vật và động vật cần bề mặt để bám vào đã gắn liền với con tàu đắm.
Câu trả lời thực tế hiện ra trước mắt các nhà khoa học 24 năm sau thực sự gây choáng váng: Từ xác tàu chết chóc, một "thế giới sự sống" kỳ dị đang hồi sinh.
Cuộc thám hiểm mới được thực hiện bởi tổ chức OceanGate Expeditions, được thực hiện trong mùa hè vừa qua nhằm tìm hiểu những gì đang diễn ra ở nơi chôn vùi tàu Titanic - vốn bị chìm vào ngày 15/4/1912 khi va chạm với một tảng băng trôi.
Hiện tàu nằm sâu dưới đáy biển ở khu vực cách bờ biển Newfoundland - Canada khoảng 350 hải lý.
Theo OceanGate Expeditions, một đợt khảo sát bằng sonar năm 1996 hướng vào Titanic đã tìm thấy một vệt sáng ma quái từ khu vực gần xác tàu này, tức ở nơi sâu tận 2.900 m ở Bắc Đại Tây Dương.. Sonar là một phương pháp dùng sóng âm để "nhìn" những thứ bị vùi chôn dưới nước, hay được dùng để khám phá và lập bản đồ đại dương.
Lần khảo sát mới cho thấy "vệt sáng" đó - một cụm "hồn ma" gây thắc mắc hàng thập kỷ - là cả một hệ sinh thái vực thẳm ngoạn mục, khó tưởng tượng.
Tâm của khu vực có hệ sinh thái vực thẳm nằm cách nơi Titanic chìm khoảng 25 dặm, trải rộng trên một khu vực lớn với hàng ngàn sinh vật quái dị, là nhiều loài bọt biển, san hô, tôm, cá... phát triển mạnh.
Đây là một phát hiện "vàng ròng" của các nhà thám hiểm đại dương bởi tìm thấy những thế giới bị cô lập như thế là rất hiếm hoi. Sinh vật vực thẳm thường rất kỳ lạ so với những gì chúng ta có thể tượng tượng được, cũng như có thể có những khác biệt trong di truyền và tiến hóa, thể hiện bức tranh vô song của cái gọi là đa dạng sinh học.
Các nhà khoa học cho biết họ sẽ lấy mẫu các sinh vật vực thẳm này để trích xuất DNA, nghiên cứu sâu hơn về mối liên hệ của chúng với các sinh vật Trái Đất đã biết và cách mà hệ sinh thái bí ẩn này đã phát sinh và tồn tại.
Tàu Titanic ra khơi từ Southampton, Anh, vào ngày 10/4/1912 và khởi hành tới New York. Hôm 14/4, tàu đâm vào một núi băng trôi cách Newfoundland gần 643 km.
Trên tàu chỉ có 20 thuyền cứu sinh với sức chứa 1.178 người, bằng khoảng một nửa số hành khách có mặt. Vào ngày 15/4, tàu Titanic chìm xuống biển, khiến 1.500 người trong 2.224 hành khách thiệt mạng.
Xác tàu nằm ở độ sâu 3.962 m bên dưới bề mặt Đại Tây Dương. Con tàu được tái phát hiện vào tháng 9/1985. Kể từ sau đó, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực tìm cách bảo quản và nghiên cứu tàn tích của con tàu dài 268 m.
Những nghiên cứu trước đây về tàu Titanic cho thấy có nhiều sinh vật và hoạt động ở đáy biển hơn dự kiến. Xác tàu trở thành hệ sinh thái riêng, đóng vai trò như một rạn đá cho vô số tổ chức sinh vật. Nhiều loài thực vật và động vật cần bề mặt để bám vào đã gắn liền với con tàu đắm.