Bộ tộc Dayak hay còn gọi Dyak sống trên đảo Borneo (hay Kalimantan) nổi tiếng với tập tục săn đầu người. Theo các tài liệu, bộ tộc này bắt đầu sinh sống trên đảo vào khoảng 3.000 năm trước.Giống như nhiều bộ tộc thời xưa, người Dayak thường phải đối mặt với những cuộc chiến tranh giành lãnh thổ, thức ăn... với những bộ lạc láng giềng.Theo đó, bộ tộc Dayak thời xưa có tục săn đầu người. Việc chặt đầu được càng nhiều kẻ thù được xem là cách để khẳng định sức mạnh của những chiến binh thiện chiến cũng như với các bộ tộc khác. Đầu của kẻ thù được người Dayak giữ lại để răn đe những kẻ khác có ý đồ xâm lược.Vào thời xưa, bộ lạc Konyak sống ở bang Nagaland, Ấn Độ cũng thực hiện truyền thống săn đầu người giống bộ lạc Dayak. Tập tục này được người Konyak thực hiện trong suốt nhiều thế kỷ trước khi bị cấm vào những năm 1940.Các chiến binh của bộ tộc này nổi tiếng dũng mãnh và hung bạo. Theo đó, nam giới bộ lạc Konyak sẽ giết kẻ thù và đem đầu của họ về để đánh dấu lễ trưởng thành.Mỗi lần chiến đấu với kẻ thù và mang đầu của đối phương về nhà thì các chiến binh sẽ được thưởng bằng một hình xăm trên mặt hoặc ngực.Đầu của kẻ thù được treo trên tường nhà - nơi trang nghiêm và nổi bật nhất trong ngôi nhà.Bộ tộc Maori ở Polynesia cũng chặt đầu kẻ thù trong các cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ. Sau khi tiêu diệt kẻ thù, người Maori sẽ bảo vệ cẩn thận thủ cấp của đối phương.Họ làm như vậy để các đặc điểm gương mặt của kẻ thù vẫn có thể nhận ra.Kế đến, người Maori đặt thủ cấp kẻ thù trong nhà và coi nó như những chiếc cúp lưu niệm đặc biệt.Mời quý độc giả xem video: Bí quyết sống 130 tuổi của bộ tộc ở Trung Đông (nguồn: VTC16)
Bộ tộc Dayak hay còn gọi Dyak sống trên đảo Borneo (hay Kalimantan) nổi tiếng với tập tục săn đầu người. Theo các tài liệu, bộ tộc này bắt đầu sinh sống trên đảo vào khoảng 3.000 năm trước.
Giống như nhiều bộ tộc thời xưa, người Dayak thường phải đối mặt với những cuộc chiến tranh giành lãnh thổ, thức ăn... với những bộ lạc láng giềng.
Theo đó, bộ tộc Dayak thời xưa có tục săn đầu người. Việc chặt đầu được càng nhiều kẻ thù được xem là cách để khẳng định sức mạnh của những chiến binh thiện chiến cũng như với các bộ tộc khác. Đầu của kẻ thù được người Dayak giữ lại để răn đe những kẻ khác có ý đồ xâm lược.
Vào thời xưa, bộ lạc Konyak sống ở bang Nagaland, Ấn Độ cũng thực hiện truyền thống
săn đầu người giống bộ lạc Dayak. Tập tục này được người Konyak thực hiện trong suốt nhiều thế kỷ trước khi bị cấm vào những năm 1940.
Các chiến binh của bộ tộc này nổi tiếng dũng mãnh và hung bạo. Theo đó, nam giới bộ lạc Konyak sẽ giết kẻ thù và đem đầu của họ về để đánh dấu lễ trưởng thành.
Mỗi lần chiến đấu với kẻ thù và mang đầu của đối phương về nhà thì các chiến binh sẽ được thưởng bằng một hình xăm trên mặt hoặc ngực.
Đầu của kẻ thù được treo trên tường nhà - nơi trang nghiêm và nổi bật nhất trong ngôi nhà.
Bộ tộc Maori ở Polynesia cũng chặt đầu kẻ thù trong các cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ. Sau khi tiêu diệt kẻ thù, người Maori sẽ bảo vệ cẩn thận thủ cấp của đối phương.
Họ làm như vậy để các đặc điểm gương mặt của kẻ thù vẫn có thể nhận ra.
Kế đến, người Maori đặt thủ cấp kẻ thù trong nhà và coi nó như những chiếc cúp lưu niệm đặc biệt.
Mời quý độc giả xem video: Bí quyết sống 130 tuổi của bộ tộc ở Trung Đông (nguồn: VTC16)