Tây Tạng nổi tiếng với tập tục thiên táng hay còn gọi điểu táng có truyền thống lâu đời. Tập tục này đối với người dân địa phương vô cùng linh thiêng và ý nghĩa.Sau khi qua đời, thi hài người quá cố được để ở nhà từ 3 - 5 ngày trước khi mang lên núi.Người thân trong gia đình người chết đưa thi thể đến khu thiên táng nằm trên núi cao cách xa khu dân cư.Tất cả thành viên trong gia đình đều chứng kiến nghi lễ linh thiêng này để đối mặt với cái chết và cảm nhận nghi lễ thiên táng linh thiêng.Nhiều gia đình mời các Lạt ma đến cầu nguyện cho người quá cố sang thế giới bên kia bình an.Kế đến, người Tây Tạng đốt cây bách xù để thu hút những con kền kền đến. Đối với người Tây Tạng, kền kền được coi là loài vật linh thiêng.Những con kền kền được ví như thiên sứ giúp linh hồn của người đã khuất được đầu thai, chuyển kiếp.Các "rogyapa" (người xử lý xác chết) bắt đầu công việc xử lý thi thể thành nhiều phần để đàn kền lền xà xuống thực hiện nhiệm vụ. Sau khi hoàn thành đám tang, các lạt ma tiếp tục cầu nguyện cho người chết trong 49 ngày.Tập tục thiên táng của người Tây Tạng diễn ra với những nghi thức được cho là khá rùng rợn. Thế nhưng, người dân địa phương cho rằng cơ thể con người chỉ là phương tiện giống như cỗ xe chở linh hồn.Khi cỗ xe xuống cấp, không còn sử dụng được nữa thì linh hồn rời đi. Khi ấy, cỗ xe từng chở linh hồn được dùng làm thức ăn cho các loài vật khác.
Video: Không gian văn hóa Tây Tạng giữa lòng Hà Nội (nguồn: VTC10)
Tây Tạng nổi tiếng với tập tục thiên táng hay còn gọi điểu táng có truyền thống lâu đời. Tập tục này đối với người dân địa phương vô cùng linh thiêng và ý nghĩa.
Sau khi qua đời, thi hài người quá cố được để ở nhà từ 3 - 5 ngày trước khi mang lên núi.
Người thân trong gia đình người chết đưa thi thể đến khu thiên táng nằm trên núi cao cách xa khu dân cư.
Tất cả thành viên trong gia đình đều chứng kiến nghi lễ linh thiêng này để đối mặt với cái chết và cảm nhận nghi lễ thiên táng linh thiêng.
Nhiều gia đình mời các Lạt ma đến cầu nguyện cho người quá cố sang thế giới bên kia bình an.
Kế đến, người Tây Tạng đốt cây bách xù để thu hút những con kền kền đến. Đối với người Tây Tạng, kền kền được coi là loài vật linh thiêng.
Những con kền kền được ví như thiên sứ giúp linh hồn của người đã khuất được đầu thai, chuyển kiếp.
Các "rogyapa" (người xử lý xác chết) bắt đầu công việc xử lý thi thể thành nhiều phần để đàn kền lền xà xuống thực hiện nhiệm vụ. Sau khi hoàn thành đám tang, các lạt ma tiếp tục cầu nguyện cho người chết trong 49 ngày.
Tập tục thiên táng của người Tây Tạng diễn ra với những nghi thức được cho là khá rùng rợn. Thế nhưng, người dân địa phương cho rằng cơ thể con người chỉ là phương tiện giống như cỗ xe chở linh hồn.
Khi cỗ xe xuống cấp, không còn sử dụng được nữa thì linh hồn rời đi. Khi ấy, cỗ xe từng chở linh hồn được dùng làm thức ăn cho các loài vật khác.
Video: Không gian văn hóa Tây Tạng giữa lòng Hà Nội (nguồn: VTC10)