Mạc Đăng Dung (1483- 1541). Ông là người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay là huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng), là cháu 7 đời của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần.Do hoàn cảnh bấn bách, nên vừa lớn lên, Mạc Đăng Dung đã phải dở dang nghiệp thi thư để lo kế sinh nhai bằng nghề đánh cá và chèo đò thuê nhưng sức khỏe và chí lớn hơn người đã giúp ông về sau làm nên nghiệp đế vương.Sử sách chép rằng, ông là người có sức khỏe và giỏi võ nhờ đó đã thi đỗ Đệ nhất Đô lực sĩ thời vua Lê Uy Mục (1505 - 1509) và được sung vào đội quân túc vệ, giữ việc cầm tán đi theo xe vua.Từ một chức Đô chỉ huy sứ vệ Thần Vũ thời Lê Uy Mục, với tài năng và sự khôn khéo, ông đã tiến rất nhanh trên con đường quan lộ. 29 tuổi, Mạc Đăng Dung đã được phong tước Vũ xuyên bá.Nhờ khéo lợi dụng cuộc xung đột giữa các phe phái đối lập, ông nhanh chóng thâu tóm quyền hành vào tay mình. Trải qua 3 đời vua Lê, ông được phong Thái sư Nhân quốc công rồi đến An hưng vương nắm tiết chế các dinh thuỷ lục 13 đạo, uy thế bao trùm, thu phục được nhân tâm.Lợi dụng lúc vua ươn hèn, tháng 6/1527, Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai đem quân về kinh đô ép vua nhường ngôi, lập lên triều Mạc.Vậy là từ một người lính túc vệ vác tán theo hầu xe vua, sau hơn 20 năm tham chiến và tham chính giữa thời tao loạn, Mạc Đăng Dung đã lên tới đỉnh điểm của danh vọng.Cho đến nay, Mạc Đăng Dung là nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử. Đối với nhiều nhà Nho, việc cướp ngôi đã khiến Mạc Đăng Dung cùng vương triều của mình trở thành một trong những vương triều khó phân định công – tội nhất trong lịch sử Việt Nam.Tuy nhiên, ngày nay, các nhà sử học đã cố gắng có cái nhìn đúng về nhân vật lịch sử Mặc Đăng Dung, khẳng định rằng triều đại nhà Mạc do Mạc Đăng Dung dựng nên không hề thua kém bất cứ một triều đại nào trong lịch sử Việt Nam.Thời kỳ của Mạc Đăng Dung, nhà Lê đã suy tàn, khủng hoảng cung đình chưa từng có diễn ra với 5 vua bị giết, 2 vụ tiếm ngôi xưng vương, các phe phái tiêu diệt lẫn nhau. Việc Mạc Đăng Dung lập ra nhà Mạc đã giải quyết được khủng hoảng đất nước mở ra một thời kỳ thịnh trị cho đất nước.Mạc Đăng Dung còn được các sử gia sau này đánh giá cao bởi cách đối nhân xử thế của ông. Khi Mạc Đăng Dung phế bỏ nhà Lê sơ để lên ngôi, ông đã không tiến hành một cuộc tàn sát nào đối với con cháu của nhà Lê và những người trung thành với triều đình.Đối với những di sản văn hóa, kiến trúc của nhà Lê sơ tại Thăng Long và Thanh Hóa, ông không xâm phạm hay tàn phá mà còn cho tu bổ các công trình như Quốc Tử Giám ở Thăng Long hay khu lăng mộ vua Lê ở Lam Kinh, Thanh Hóa... Những việc làm của Mạc Đăng Dung được coi là hiếm có trong lịch sử phong kiến.Mạc Đăng Dung ở ngôi không lâu (chỉ khoảng 3 năm) sau đó nhường ngôi cho con trai là Mạc Đăng Doanh và lên làm Thái thượng hoàng. Tuy nhiên, sự có mặt của ông trên vũ đài chính trị đã để lại một dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của nhà Mạc sau này.
Mời độc giả xem video; Philippines ghi nhận ca bệnh đầu tiên do biến thể Lambda. Nguồn: THDT.
Mạc Đăng Dung (1483- 1541). Ông là người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay là huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng), là cháu 7 đời của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần.
Do hoàn cảnh bấn bách, nên vừa lớn lên, Mạc Đăng Dung đã phải dở dang nghiệp thi thư để lo kế sinh nhai bằng nghề đánh cá và chèo đò thuê nhưng sức khỏe và chí lớn hơn người đã giúp ông về sau làm nên nghiệp đế vương.
Sử sách chép rằng, ông là người có sức khỏe và giỏi võ nhờ đó đã thi đỗ Đệ nhất Đô lực sĩ thời vua Lê Uy Mục (1505 - 1509) và được sung vào đội quân túc vệ, giữ việc cầm tán đi theo xe vua.
Từ một chức Đô chỉ huy sứ vệ Thần Vũ thời Lê Uy Mục, với tài năng và sự khôn khéo, ông đã tiến rất nhanh trên con đường quan lộ. 29 tuổi, Mạc Đăng Dung đã được phong tước Vũ xuyên bá.
Nhờ khéo lợi dụng cuộc xung đột giữa các phe phái đối lập, ông nhanh chóng thâu tóm quyền hành vào tay mình. Trải qua 3 đời vua Lê, ông được phong Thái sư Nhân quốc công rồi đến An hưng vương nắm tiết chế các dinh thuỷ lục 13 đạo, uy thế bao trùm, thu phục được nhân tâm.
Lợi dụng lúc vua ươn hèn, tháng 6/1527, Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai đem quân về kinh đô ép vua nhường ngôi, lập lên triều Mạc.
Vậy là từ một người lính túc vệ vác tán theo hầu xe vua, sau hơn 20 năm tham chiến và tham chính giữa thời tao loạn, Mạc Đăng Dung đã lên tới đỉnh điểm của danh vọng.
Cho đến nay, Mạc Đăng Dung là nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử. Đối với nhiều nhà Nho, việc cướp ngôi đã khiến Mạc Đăng Dung cùng vương triều của mình trở thành một trong những vương triều khó phân định công – tội nhất trong lịch sử Việt Nam.
Tuy nhiên, ngày nay, các nhà sử học đã cố gắng có cái nhìn đúng về nhân vật lịch sử Mặc Đăng Dung, khẳng định rằng triều đại nhà Mạc do Mạc Đăng Dung dựng nên không hề thua kém bất cứ một triều đại nào trong lịch sử Việt Nam.
Thời kỳ của Mạc Đăng Dung, nhà Lê đã suy tàn, khủng hoảng cung đình chưa từng có diễn ra với 5 vua bị giết, 2 vụ tiếm ngôi xưng vương, các phe phái tiêu diệt lẫn nhau. Việc Mạc Đăng Dung lập ra nhà Mạc đã giải quyết được khủng hoảng đất nước mở ra một thời kỳ thịnh trị cho đất nước.
Mạc Đăng Dung còn được các sử gia sau này đánh giá cao bởi cách đối nhân xử thế của ông. Khi Mạc Đăng Dung phế bỏ nhà Lê sơ để lên ngôi, ông đã không tiến hành một cuộc tàn sát nào đối với con cháu của nhà Lê và những người trung thành với triều đình.
Đối với những di sản văn hóa, kiến trúc của nhà Lê sơ tại Thăng Long và Thanh Hóa, ông không xâm phạm hay tàn phá mà còn cho tu bổ các công trình như Quốc Tử Giám ở Thăng Long hay khu lăng mộ vua Lê ở Lam Kinh, Thanh Hóa... Những việc làm của Mạc Đăng Dung được coi là hiếm có trong lịch sử phong kiến.
Mạc Đăng Dung ở ngôi không lâu (chỉ khoảng 3 năm) sau đó nhường ngôi cho con trai là Mạc Đăng Doanh và lên làm Thái thượng hoàng. Tuy nhiên, sự có mặt của ông trên vũ đài chính trị đã để lại một dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của nhà Mạc sau này.
Mời độc giả xem video; Philippines ghi nhận ca bệnh đầu tiên do biến thể Lambda. Nguồn: THDT.