Mata Hari. Margaretha Geertruida Zelle MacLeod, thường được biết đến với tên gọi Mata Hari, là một trong những phụ nữ nổi tiếng lịch sử. Cô là nữ vũ công nổi tiếng và là gián điệp huyền thoại. Khi 18 tuổi, cô tình cờ thấy mẫu quảng cáo tìm vợ của một vị tướng giàu ở Hà Lan là Rudolf MacLeod. Sau khi gặp nhau, họ nhanh chóng tổ chức đám cưới.Tuy nhiên, cuộc sống hôn nhân của Margaretha không mấy hạnh phúc khi chồng thường xuyên nhậu nhẹt và ngoại tình. Vì vậy, cô quyết định bỏ chồng để đến với một sĩ quan Hà Lan khác. Margaretha từng quay lại với chồng cũ nhưng rồi chia tay vĩnh viễn năm 1903.Từ năm 1897, cô bắt đầu sử dụng nghệ danh Mata Hari có nghĩa là "đôi mắt của ngày" theo tiếng Malaysia. Năm 1903, cô chuyển đến Paris, Pháp và bắt đầu công việc vũ công.Tuy nhiên, đến năm 1916, cơ quan phản gián Pháp tình nghi nữ vũ công Mata Hari hoạt động gián điệp cho Đức. Khi ấy, nữ vũ công bày tỏ mong muốn trở thành tình báo cho Pháp. Không lâu sau đó, Pháp phát hiện một thông điệp mà chính quyền Đức gửi cho Mata Hari. Do vậy, cô bị kết án hoạt động "hai mặt" và lĩnh án tử hình. Cô bị hành quyết ngày 15/10/1917. Khi ấy, cô 41 tuổi. Một số người kể rằng, Mata Hari từ chối bịt mắt và gửi một nụ hôn gió đến đao phủ trước khi bị bắn chết.Edith Cavell. Nữ y tá nổi tiếng thế giới Edith Cavell với hành động cứu chữa cho thương binh cho dù họ là người Anh, Pháp hay Đức trong Chiến tranh thế giới 1. Tất cả đều được nữ y tá tận tình cứu chữa với tinh thần nhân đạo cao cả.Đặc biệt, nữ y tá Edith Cavell còn nổi tiếng với việc giúp hơn 200 binh sĩ quân đồng mình thoát khỏi vòng vây của phát xít Đức tại Bỉ. Tuy nhiên, cũng chính vì hành động này, nữ y tá bị bắt và bị xử tử.Đêm trước khi bị xử tử, bà đã nói với Đức cha Stirling Gahan rằng: “Lòng yêu nước là không đủ. Tôi không có hận thù cay đắng với bất cứ ai. Tôi muốn những người bạn của tôi biết rằng tôi sẵn sàng chết cho tổ quốc mình. Tôi không có gì phải sợ hay phải né tránh”. Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của dư luận thế giới, phát xít Đức xử bắn nữ y tá Cavell tại địa điểm quân sự Tir Nationa ngày 12/10/1915. Coco Chanel. Coco Chanel là biểu tượng thời trang của nước Pháp. Bà là hình mẫu tượng trưng cho phong cách, sự sang trọng và thanh lịch. Bà đã sáng lập ra thương hiệu thời trang nổi tiếng mang tên mình và được nhiều người nổi tiếng, quyền lực trên thế giới lựa chọn trang phục.Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu chỉ ra bằng chứng về việc Chanel từng làm gián điệp cho Đức Quốc xã trong chiến tranh. Trong quá trình làm gián điệp cho Đức Quốc xã, Chanel sử dụng bí danh “Westminster”. Theo hồ sơ chính thức của Đức Quốc xã được Bộ Quốc phòng Pháp bí mật lưu trữ trong 7 thập niên qua, số hiệu điệp viên của Chanel tại Abwehr là F-7124. Những lời đồn như thế này đã có từ lâu nhưng chưa ai có thể chứng minh bằng những chứng cứ không thể chối cãi.Chanel đã chạy sang Thụy Sĩ cùng với người tình Dincklage không lâu sau khi Pháp được giải phóng năm 1944. Bà trở lại Pháp năm 1949 và thoát khỏi việc bị kết tội khi cung cấp lời khai tại phiên tòa xét xử điệp viên hai mang Louis de Vaufreland - người đã đưa Chanel vào Abwehr. Cuối cùng, Coco Chanel trở lại Paris năm 1954 và qua đời năm 1971.
Mata Hari. Margaretha Geertruida Zelle MacLeod, thường được biết đến với tên gọi Mata Hari, là một trong những phụ nữ nổi tiếng lịch sử. Cô là nữ vũ công nổi tiếng và là gián điệp huyền thoại. Khi 18 tuổi, cô tình cờ thấy mẫu quảng cáo tìm vợ của một vị tướng giàu ở Hà Lan là Rudolf MacLeod. Sau khi gặp nhau, họ nhanh chóng tổ chức đám cưới.
Tuy nhiên, cuộc sống hôn nhân của Margaretha không mấy hạnh phúc khi chồng thường xuyên nhậu nhẹt và ngoại tình. Vì vậy, cô quyết định bỏ chồng để đến với một sĩ quan Hà Lan khác. Margaretha từng quay lại với chồng cũ nhưng rồi chia tay vĩnh viễn năm 1903.
Từ năm 1897, cô bắt đầu sử dụng nghệ danh Mata Hari có nghĩa là "đôi mắt của ngày" theo tiếng Malaysia. Năm 1903, cô chuyển đến Paris, Pháp và bắt đầu công việc vũ công.
Tuy nhiên, đến năm 1916, cơ quan phản gián Pháp tình nghi nữ vũ công Mata Hari hoạt động gián điệp cho Đức. Khi ấy, nữ vũ công bày tỏ mong muốn trở thành tình báo cho Pháp. Không lâu sau đó, Pháp phát hiện một thông điệp mà chính quyền Đức gửi cho Mata Hari. Do vậy, cô bị kết án hoạt động "hai mặt" và lĩnh án tử hình. Cô bị hành quyết ngày 15/10/1917. Khi ấy, cô 41 tuổi. Một số người kể rằng, Mata Hari từ chối bịt mắt và gửi một nụ hôn gió đến đao phủ trước khi bị bắn chết.
Edith Cavell. Nữ y tá nổi tiếng thế giới Edith Cavell với hành động cứu chữa cho thương binh cho dù họ là người Anh, Pháp hay Đức trong Chiến tranh thế giới 1. Tất cả đều được nữ y tá tận tình cứu chữa với tinh thần nhân đạo cao cả.
Đặc biệt, nữ y tá Edith Cavell còn nổi tiếng với việc giúp hơn 200 binh sĩ quân đồng mình thoát khỏi vòng vây của phát xít Đức tại Bỉ. Tuy nhiên, cũng chính vì hành động này, nữ y tá bị bắt và bị xử tử.
Đêm trước khi bị xử tử, bà đã nói với Đức cha Stirling Gahan rằng: “Lòng yêu nước là không đủ. Tôi không có hận thù cay đắng với bất cứ ai. Tôi muốn những người bạn của tôi biết rằng tôi sẵn sàng chết cho tổ quốc mình. Tôi không có gì phải sợ hay phải né tránh”. Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của dư luận thế giới, phát xít Đức xử bắn nữ y tá Cavell tại địa điểm quân sự Tir Nationa ngày 12/10/1915.
Coco Chanel. Coco Chanel là biểu tượng thời trang của nước Pháp. Bà là hình mẫu tượng trưng cho phong cách, sự sang trọng và thanh lịch. Bà đã sáng lập ra thương hiệu thời trang nổi tiếng mang tên mình và được nhiều người nổi tiếng, quyền lực trên thế giới lựa chọn trang phục.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu chỉ ra bằng chứng về việc Chanel từng làm gián điệp cho Đức Quốc xã trong chiến tranh. Trong quá trình làm gián điệp cho Đức Quốc xã, Chanel sử dụng bí danh “Westminster”. Theo hồ sơ chính thức của Đức Quốc xã được Bộ Quốc phòng Pháp bí mật lưu trữ trong 7 thập niên qua, số hiệu điệp viên của Chanel tại Abwehr là F-7124. Những lời đồn như thế này đã có từ lâu nhưng chưa ai có thể chứng minh bằng những chứng cứ không thể chối cãi.
Chanel đã chạy sang Thụy Sĩ cùng với người tình Dincklage không lâu sau khi Pháp được giải phóng năm 1944. Bà trở lại Pháp năm 1949 và thoát khỏi việc bị kết tội khi cung cấp lời khai tại phiên tòa xét xử điệp viên hai mang Louis de Vaufreland - người đã đưa Chanel vào Abwehr. Cuối cùng, Coco Chanel trở lại Paris năm 1954 và qua đời năm 1971.