Một số sử gia cho rằng, ngày Cá tháng Tư bắt nguồn từ nước Pháp. Ngày đặc biệt này xuất hiện từ thế kỷ 16 khi Giáo hoàng Gregory XIII đưa ra hệ thống tính ngày dương lịch hiện nay.Năm 1562, Giáo hoàng Gregory XIII (1502 – 1585) đã quyết định đổi ngày đầu tiên của năm mới từ ngày 1/4 sang ngày 1/1.Tuy nhiên, vì một số lý do nào, một số người đã không kịp thời đón nhận thông tin mới trên nên vẫn tổ chức các hoạt động ăn mừng năm mới theo lịch cũ như mọi khi vào ngày 1/1 thay vì ngày 1/4.Khi những người khác biết được điều trên, họ đã lém lỉnh trêu đùa gọi ngày 1/4 năm đó là “ngày nói dối”. Kể từ đó, cái tên “Cá tháng Tư” hay “ngày nói dối” chính thức xuất hiện.Tại Pháp, ngày 1/4 được gọi là "Poisson d'Avril" có nghĩa "những con cá tháng tư". Vào ngày hôm đó, trẻ em Pháp thường trêu đùa bạn bè bằng cách dán cá giấy lên lưng người bị lừa.Khi "nạn nhân" phát hiện ra trò đùa tinh quái đó, những người chọc ghẹo, đi lừa người khác sẽ hét to "Poisson d'Avril".Trong khi đó, ngày Cá tháng Tư ở Scotland kéo dài trong hai ngày. Theo đó, nạn nhân của những lời nói dối, trò đùa được gọi là “gowk” cũng có nghĩa là "fool" – kẻ ngốc. Sang đến ngày nói dối thứ hai được gọi là "ngày vuốt đuôi" bởi lẽ vào ngày này, mọi người trêu đùa, trọc ghẹo phần lưng của người bị lừa. Thông thường, người ta thường dán tờ giấy ghi dòng chữ "hãy đá tôi đi" lên lưng đối phương.Tại Anh và Canada, mọi người tung nhiều tin đồn, nói đùa, trêu ghẹo... người khác chỉ vào buổi sáng ngày 1/4.
Một số sử gia cho rằng, ngày Cá tháng Tư bắt nguồn từ nước Pháp. Ngày đặc biệt này xuất hiện từ thế kỷ 16 khi Giáo hoàng Gregory XIII đưa ra hệ thống tính ngày dương lịch hiện nay.
Năm 1562, Giáo hoàng Gregory XIII (1502 – 1585) đã quyết định đổi ngày đầu tiên của năm mới từ ngày 1/4 sang ngày 1/1.
Tuy nhiên, vì một số lý do nào, một số người đã không kịp thời đón nhận thông tin mới trên nên vẫn tổ chức các hoạt động ăn mừng năm mới theo lịch cũ như mọi khi vào ngày 1/1 thay vì ngày 1/4.
Khi những người khác biết được điều trên, họ đã lém lỉnh trêu đùa gọi ngày 1/4 năm đó là “ngày nói dối”. Kể từ đó, cái tên “Cá tháng Tư” hay “ngày nói dối” chính thức xuất hiện.
Tại Pháp, ngày 1/4 được gọi là "Poisson d'Avril" có nghĩa "những con cá tháng tư". Vào ngày hôm đó, trẻ em Pháp thường trêu đùa bạn bè bằng cách dán cá giấy lên lưng người bị lừa.
Khi "nạn nhân" phát hiện ra trò đùa tinh quái đó, những người chọc ghẹo, đi lừa người khác sẽ hét to "Poisson d'Avril".
Trong khi đó, ngày Cá tháng Tư ở Scotland kéo dài trong hai ngày. Theo đó, nạn nhân của những lời nói dối, trò đùa được gọi là “gowk” cũng có nghĩa là "fool" – kẻ ngốc. Sang đến ngày nói dối thứ hai được gọi là "ngày vuốt đuôi" bởi lẽ vào ngày này, mọi người trêu đùa, trọc ghẹo phần lưng của người bị lừa. Thông thường, người ta thường dán tờ giấy ghi dòng chữ "hãy đá tôi đi" lên lưng đối phương.
Tại Anh và Canada, mọi người tung nhiều tin đồn, nói đùa, trêu ghẹo... người khác chỉ vào buổi sáng ngày 1/4.