Vào đầu những năm 1900, cái chết của những " cô gái phóng xạ" gây rúng động dư luận Mỹ và thế giới. Sự việc này xảy ra đối với những cô gái làm việc tại nhà máy của Tập đoàn Radium Hoa Kỳ (USRC).Công việc của Mollie Maggia và những nữ công nhân khác là vẽ số lên mặt đồng hồ với loại sơn phát sáng từ radium. Tập đoàn Radium Hoa Kỳ trả lương cao gấp 3 lần so với các nhà máy khác nên nhiều phụ nữ xin vào làm mà không hay biết công việc này tiềm ẩn nguy cơ chết chóc.Khi làm việc tại nhà máy của Tập đoàn Radium Hoa Kỳ, các nữ công nhân như Mollie Maggia thường phải liếm đầu cọ cho mềm và nhọn trước khi sơn những con số hay chi tiết nhỏ xíu trên đồng hồ. Mỗi lần làm như vậy thì các công nhân nuốt một ít sơn radium phát sáng vào người. Không bao lâu sau, cơ thể các nữ công nhân phát sáng trong bóng đêm do tiếp xúc nhiều với loại sơn radium.Do không biết tác hại của việc phơi nhiễm radium nên một số công nhân còn dùng loại sơn radium để bôi lên móng tay và răng để làm đẹp.Sau một thời gian làm việc tại nhà máy của Tập đoàn Radium Hoa Kỳ, Mollie Maggia gặp những vấn đề lớn về sức khỏe như răng dần bị rụng hết. Thậm chí, khi bác sĩ gõ nhẹ vào xương hàm của cô thì chúng vỡ tan ra nhiều mảnh.Vài ngày sau, toàn bộ xương hàm của Mollie Maggia vỡ vụn. Đến ngày 12/9/1922, nữ công nhân 24 tuổi qua đời vì xuất huyết nghiêm trọng. Tuy nhiên, bác sĩ khi ấy viết giấy chứng tử cho cô có nội dụng bệnh nhân chết vì bệnh giang mai.Không chỉ Mollie Maggia, nhiều nữ công nhân khác làm việc tại nhà máy của Tập đoàn Radium Hoa Kỳ cũng gặp các vấn đề về sức khỏe như ung thư da, đục nhân mắt, ung thư họng... và cuối cùng chết trong đau đớn.Sau khi liên tiếp xảy ra một số "cô gái phóng xạ" bỏ mạng, Tập đoàn Radium Hoa Kỳ phủ nhận có liên quan và dùng đủ mọi cách để không chịu trách nhiệm bồi thường.Dù vậy, nhiều nữ công tiếp tục cuộc đấu tranh và yêu cầu Tập đoàn Radium Hoa Kỳ chịu trách nhiệm và bồi thường cho các nạn nhân.Theo đó, cuộc chiến giành công lý của những "cô gái phóng xạ" kéo dài trong suốt nhiều năm. Về sau, giới chức trách Mỹ cũng ban hành những quy định nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động.Video: Du lịch phóng xạ ở Nhật Bản (nguồn: VTC1)
Vào đầu những năm 1900, cái chết của những " cô gái phóng xạ" gây rúng động dư luận Mỹ và thế giới. Sự việc này xảy ra đối với những cô gái làm việc tại nhà máy của Tập đoàn Radium Hoa Kỳ (USRC).
Công việc của Mollie Maggia và những nữ công nhân khác là vẽ số lên mặt đồng hồ với loại sơn phát sáng từ radium. Tập đoàn Radium Hoa Kỳ trả lương cao gấp 3 lần so với các nhà máy khác nên nhiều phụ nữ xin vào làm mà không hay biết công việc này tiềm ẩn nguy cơ chết chóc.
Khi làm việc tại nhà máy của Tập đoàn Radium Hoa Kỳ, các nữ công nhân như Mollie Maggia thường phải liếm đầu cọ cho mềm và nhọn trước khi sơn những con số hay chi tiết nhỏ xíu trên đồng hồ. Mỗi lần làm như vậy thì các công nhân nuốt một ít sơn radium phát sáng vào người. Không bao lâu sau, cơ thể các nữ công nhân phát sáng trong bóng đêm do tiếp xúc nhiều với loại sơn radium.
Do không biết tác hại của việc phơi nhiễm radium nên một số công nhân còn dùng loại sơn radium để bôi lên móng tay và răng để làm đẹp.
Sau một thời gian làm việc tại nhà máy của Tập đoàn Radium Hoa Kỳ, Mollie Maggia gặp những vấn đề lớn về sức khỏe như răng dần bị rụng hết. Thậm chí, khi bác sĩ gõ nhẹ vào xương hàm của cô thì chúng vỡ tan ra nhiều mảnh.
Vài ngày sau, toàn bộ xương hàm của Mollie Maggia vỡ vụn. Đến ngày 12/9/1922, nữ công nhân 24 tuổi qua đời vì xuất huyết nghiêm trọng. Tuy nhiên, bác sĩ khi ấy viết giấy chứng tử cho cô có nội dụng bệnh nhân chết vì bệnh giang mai.
Không chỉ Mollie Maggia, nhiều nữ công nhân khác làm việc tại nhà máy của Tập đoàn Radium Hoa Kỳ cũng gặp các vấn đề về sức khỏe như ung thư da, đục nhân mắt, ung thư họng... và cuối cùng chết trong đau đớn.
Sau khi liên tiếp xảy ra một số "cô gái phóng xạ" bỏ mạng, Tập đoàn Radium Hoa Kỳ phủ nhận có liên quan và dùng đủ mọi cách để không chịu trách nhiệm bồi thường.
Dù vậy, nhiều nữ công tiếp tục cuộc đấu tranh và yêu cầu Tập đoàn Radium Hoa Kỳ chịu trách nhiệm và bồi thường cho các nạn nhân.
Theo đó, cuộc chiến giành công lý của những "cô gái phóng xạ" kéo dài trong suốt nhiều năm. Về sau, giới chức trách Mỹ cũng ban hành những quy định nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động.
Video: Du lịch phóng xạ ở Nhật Bản (nguồn: VTC1)