Được phát hiện tại di chỉ Làng Vạc (Nghệ An) và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội), đèn có chân tượng voi bằng đồng là một trong những hiện vật độc đáo nhất từng được ghi nhận của nền văn hóa Đông Sơn.Có niên đại vào khoảng thế kỷ 2-1 trước Công nguyên, cây đèn này cao khoảng 50 cm, có nhiều nhánh, nhiều tầng, nhiều đĩa đèn được đặt trên một bệ đỡ hình voi đứng.Hình tượng voi ở chân đèn được thể hiện sinh động, có ngà dài, vòi cong, bốn chân choãi ra để tăng độ vững chắc, bên trên có hai người ngồi.Người ngồi ở cổ voi là nài voi.Người ngồi trên lưng voi đỡ thân đèn, là một phần rời được cắm vào ống rỗng liền khối với lưng voi.Trên thân đèn có hai giá đỡ, mỗi giá có hai đĩa đèn. Bốn đĩa đèn của cây đèn quay về bốn hướng khác nhau.Đỉnh đèn có hình hai người và hai con gia súc, trông giống cừu hoặc dê. Tư thế của hai người giống như đang vận hành một công cụ nào đó.Các chi tiết trên cây đèn cung cấp nhiều thông tin giá trị về đời sống của cư dân Đông Sơn, điển hình là hoạt động thuần hóa và nuôi dưỡng voi.Cụm tượng trên đỉnh đèn phản ánh một khía cạnh trong đời sống nông nghiệp của người Việt cổ.Toàn bộ cây đèn có thể đã miêu tả lại một hoạt động nghi lễ trong cộng đồng cư dân Đông Sơn.Trong đó, thân đèn chia ra bốn hướng với bốn đĩa đèn được thắp sáng là biểu tượng của cây vũ trụ, gắn với các quan niệm về tái sinh, luân hồi...Bên cạnh giá trị về mỹ thuật, văn hóa, lịch sử, hiện vật cũng thể hiện kỹ thuật đúc đồng đạt đến đỉnh cao của những cư dân Việt cách đây hơn 2.000 năm.Theo các nhà nghiên cứu, với sự phát triển của kỹ thuật đúc đồng, người Đông Sơn đã tạo ra nhiều cây đèn có kết cấu phức tạp như đèn treo hoặc đèn có chân thuộc dạng tượng tròn, mà cây đèn "người cưỡi voi" này là điển hình.Không chỉ đơn thuần là vật dụng thắp sáng hay giữ lửa, những cây đèn này còn có ý nghĩa quan trọng trong các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân văn hóa Đông Sơn...
Được phát hiện tại di chỉ Làng Vạc (Nghệ An) và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội), đèn có chân tượng voi bằng đồng là một trong những hiện vật độc đáo nhất từng được ghi nhận của nền văn hóa Đông Sơn.
Có niên đại vào khoảng thế kỷ 2-1 trước Công nguyên, cây đèn này cao khoảng 50 cm, có nhiều nhánh, nhiều tầng, nhiều đĩa đèn được đặt trên một bệ đỡ hình voi đứng.
Hình tượng voi ở chân đèn được thể hiện sinh động, có ngà dài, vòi cong, bốn chân choãi ra để tăng độ vững chắc, bên trên có hai người ngồi.
Người ngồi ở cổ voi là nài voi.
Người ngồi trên lưng voi đỡ thân đèn, là một phần rời được cắm vào ống rỗng liền khối với lưng voi.
Trên thân đèn có hai giá đỡ, mỗi giá có hai đĩa đèn. Bốn đĩa đèn của cây đèn quay về bốn hướng khác nhau.
Đỉnh đèn có hình hai người và hai con gia súc, trông giống cừu hoặc dê. Tư thế của hai người giống như đang vận hành một công cụ nào đó.
Các chi tiết trên cây đèn cung cấp nhiều thông tin giá trị về đời sống của cư dân Đông Sơn, điển hình là hoạt động thuần hóa và nuôi dưỡng voi.
Cụm tượng trên đỉnh đèn phản ánh một khía cạnh trong đời sống nông nghiệp của người Việt cổ.
Toàn bộ cây đèn có thể đã miêu tả lại một hoạt động nghi lễ trong cộng đồng cư dân Đông Sơn.
Trong đó, thân đèn chia ra bốn hướng với bốn đĩa đèn được thắp sáng là biểu tượng của cây vũ trụ, gắn với các quan niệm về tái sinh, luân hồi...
Bên cạnh giá trị về mỹ thuật, văn hóa, lịch sử, hiện vật cũng thể hiện kỹ thuật đúc đồng đạt đến đỉnh cao của những cư dân Việt cách đây hơn 2.000 năm.
Theo các nhà nghiên cứu, với sự phát triển của kỹ thuật đúc đồng, người Đông Sơn đã tạo ra nhiều cây đèn có kết cấu phức tạp như đèn treo hoặc đèn có chân thuộc dạng tượng tròn, mà cây đèn "người cưỡi voi" này là điển hình.
Không chỉ đơn thuần là vật dụng thắp sáng hay giữ lửa, những cây đèn này còn có ý nghĩa quan trọng trong các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân văn hóa Đông Sơn...