Trong các cổ vật liên quan đến đời sống của các vị vua nhà Nguyễn còn được gìn giữ ở Việt Nam, súng cá nhân là một loại hình vật dụng rất hiếm có. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam là nơi đang bảo quản và trưng bày hai hiện vật như vậy.Một trong hai hiện vật này là khẩu súng của vua Minh Mạng, có niên hiệu Minh mạng 12 (năm 1831), được làm từ gỗ và kim loại, nạm vàng.Khẩu súng kia thuộc sở hữu của vua Tự Đức, ghi niên hiệu Tự Đức 2 (năm 1847), có chất liệu tương tự.Trong hai khẩu súng, khẩu của vua Minh Mạng được bảo quản tốt, vẫn giữ được các họa tiết trang trí bằng vàng rất tinh tế.Ở khẩu súng của vua Tự Đức, các họa tiết vàng đã bị phai mờ nhiều theo năm tháng. Nét chạm khắc trên các chi tiết gỗ của khẩu súng này có phần hoa mỹ hơn.Về mặt kỹ thuật, súng của vua Minh Mạng là loại súng trường có ổ tiếp đạn quay với 5 viên đạn, một thiết kế súng “thời thượng” của phương Tây thế kỷ 19.Súng của vua Tự Đức mang thiết kế cũ hơn, tương tự loại súng điểu thương đã được sử dụng phổ biến ở Việt Nam từ cuộc chiến tranh của các chúa Nguyễn với nhà Tây Sơn.Cả hai khẩu súng có lẽ là hàng nhập ngoại, được vua Minh Mạng và vua Tự Đức dùng cho mục đích săn bắn - hoạt động thư giãn được ưa chuộng của giới đế vương, quý tộc xưa.Có thể nói, thông qua hai khẩu súng săn nạm vàng, một khía cạnh ít người biết trong đời sống xa hoa của hai vị vua nổi tiếng thời nhà Nguyễn đã được hé lộ phần nào...Trong lịch sử trung đại và cận đại, sự xuất hiện và không ngừng cải tiến của các loại hỏa khí như đại bác và súng cầm tay đã mở ra một cuộc cách mạng trong nghệ thuật quân sự, làm thay đổi cục diện của các chiến trường.Được tôn lên làm “vua” của của thế giới vũ khí, các loại hỏa khí đã nhận được sự ưu ái đặc biệt, trở thành vật dụng được nhiều bậc vua chúa trân quý.Khi được đưa vào trong cung đình, chúng không còn đơn thần là một thứ vũ khí mà mang thêm những ý nghĩa tinh thần to lớn, được sử dụng như một biểu trưng của quyền uy.Với ý nghĩa đó, các loại hỏa khí của vua chúa thường được được nạm vàng bạc và chế tác tinh xảo như một tác phẩm nghệ thuật…Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.
Trong các cổ vật liên quan đến đời sống của các vị vua nhà Nguyễn còn được gìn giữ ở Việt Nam, súng cá nhân là một loại hình vật dụng rất hiếm có. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam là nơi đang bảo quản và trưng bày hai hiện vật như vậy.
Một trong hai hiện vật này là khẩu súng của vua Minh Mạng, có niên hiệu Minh mạng 12 (năm 1831), được làm từ gỗ và kim loại, nạm vàng.
Khẩu súng kia thuộc sở hữu của vua Tự Đức, ghi niên hiệu Tự Đức 2 (năm 1847), có chất liệu tương tự.
Trong hai khẩu súng, khẩu của vua Minh Mạng được bảo quản tốt, vẫn giữ được các họa tiết trang trí bằng vàng rất tinh tế.
Ở khẩu súng của vua Tự Đức, các họa tiết vàng đã bị phai mờ nhiều theo năm tháng. Nét chạm khắc trên các chi tiết gỗ của khẩu súng này có phần hoa mỹ hơn.
Về mặt kỹ thuật, súng của vua Minh Mạng là loại súng trường có ổ tiếp đạn quay với 5 viên đạn, một thiết kế súng “thời thượng” của phương Tây thế kỷ 19.
Súng của vua Tự Đức mang thiết kế cũ hơn, tương tự loại súng điểu thương đã được sử dụng phổ biến ở Việt Nam từ cuộc chiến tranh của các chúa Nguyễn với nhà Tây Sơn.
Cả hai khẩu súng có lẽ là hàng nhập ngoại, được vua Minh Mạng và vua Tự Đức dùng cho mục đích săn bắn - hoạt động thư giãn được ưa chuộng của giới đế vương, quý tộc xưa.
Có thể nói, thông qua hai khẩu súng săn nạm vàng, một khía cạnh ít người biết trong đời sống xa hoa của hai vị vua nổi tiếng thời nhà Nguyễn đã được hé lộ phần nào...
Trong lịch sử trung đại và cận đại, sự xuất hiện và không ngừng cải tiến của các loại hỏa khí như đại bác và súng cầm tay đã mở ra một cuộc cách mạng trong nghệ thuật quân sự, làm thay đổi cục diện của các chiến trường.
Được tôn lên làm “vua” của của thế giới vũ khí, các loại hỏa khí đã nhận được sự ưu ái đặc biệt, trở thành vật dụng được nhiều bậc vua chúa trân quý.
Khi được đưa vào trong cung đình, chúng không còn đơn thần là một thứ vũ khí mà mang thêm những ý nghĩa tinh thần to lớn, được sử dụng như một biểu trưng của quyền uy.
Với ý nghĩa đó, các loại hỏa khí của vua chúa thường được được nạm vàng bạc và chế tác tinh xảo như một tác phẩm nghệ thuật…
Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.