Khi thăm viếng các ngôi chùa Việt, nhiều người nhận thấy các quả chuông treo trong chùa luôn có hình dạng của một linh vật trông giống với rồng.Ít ai biết rằng linh vật này “là rồng nhưng không hẳn là rồng” và ý nghĩa đặc biệt của việc tạo hình chúng trên các quả chuông.Tìm về với truyền thuyết dân gian phương Đông, có lời kể rằng rồng có chín con (Long sinh cửu tử) với hình dáng và những sở thích, năng lực hoàn toàn khác nhau.Trong chín đứa con của rồng, bồ lao là con thứ ba. Sinh vật này có diện mạo khá giống rồng, nhưng không bay lượn trên trời mà lại sống ở biển. Nó thích âm thanh lớn và có tiếng gầm rống làm rung chuyển đất trời.Giữa lòng đại dương, bồ lao không sợ loài nào khác, trừ cá kình – loài cá lớn hung dữ có bộ hàm cực khỏe với những chiếc răng rất sắc nhọn. Khi bị cá kình đánh, bồ lao chỉ có nước bỏ chạy và kêu thảm thiết.Từ truyền thuyết này, người xưa đã tạo hình bồ lao trên quai chuông và hình cá kình trên chày đánh chuông, với mong muốn tiếng chuông vang xa như tiếng bồ lao gầm gào khi bị cá kình đuổi đánh.Từ hình tượng bồ lao trên những quả chuông mà trong văn học cổ, từ “bồ lao” cũng được dùng để nói đến tiếng chuông chùa.Theo dòng chảy của thời gian, đến thời hiện đại, ý nghĩa của hình tượng bồ lao không còn được đại chúng biết đến, nhưng tục đúc quai chuông hình bồ lao vẫn được duy trì như một nét văn hóa đẹp cho đến nay...
Khi thăm viếng các ngôi chùa Việt, nhiều người nhận thấy các quả chuông treo trong chùa luôn có hình dạng của một linh vật trông giống với rồng.
Ít ai biết rằng linh vật này “là rồng nhưng không hẳn là rồng” và ý nghĩa đặc biệt của việc tạo hình chúng trên các quả chuông.
Tìm về với truyền thuyết dân gian phương Đông, có lời kể rằng rồng có chín con (Long sinh cửu tử) với hình dáng và những sở thích, năng lực hoàn toàn khác nhau.
Trong chín đứa con của rồng, bồ lao là con thứ ba. Sinh vật này có diện mạo khá giống rồng, nhưng không bay lượn trên trời mà lại sống ở biển. Nó thích âm thanh lớn và có tiếng gầm rống làm rung chuyển đất trời.
Giữa lòng đại dương, bồ lao không sợ loài nào khác, trừ cá kình – loài cá lớn hung dữ có bộ hàm cực khỏe với những chiếc răng rất sắc nhọn. Khi bị cá kình đánh, bồ lao chỉ có nước bỏ chạy và kêu thảm thiết.
Từ truyền thuyết này, người xưa đã tạo hình bồ lao trên quai chuông và hình cá kình trên chày đánh chuông, với mong muốn tiếng chuông vang xa như tiếng bồ lao gầm gào khi bị cá kình đuổi đánh.
Từ hình tượng bồ lao trên những quả chuông mà trong văn học cổ, từ “bồ lao” cũng được dùng để nói đến tiếng chuông chùa.
Theo dòng chảy của thời gian, đến thời hiện đại, ý nghĩa của hình tượng bồ lao không còn được đại chúng biết đến, nhưng tục đúc quai chuông hình bồ lao vẫn được duy trì như một nét văn hóa đẹp cho đến nay...