Thiên tài Leonardo da Vinci nổi tiếng thế giới với nhiều kiệt tác hội họa như: Bữa tối cuối cùng, nàng Mona Lisa... Ngoài vai trò họa sĩ, ông còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà phát minh và nhà triết học danh tiếng sống vào thời phục hưng.Mới đây, các nhà nghiên cứu cho hay khi còn sống, Da Vinci còn có niềm đam mê lớn về nước hoa. Sở thích này của ông không được nhiều người biết đến.Tiến sĩ Caro Verbeek là một nhà sử học về nghệ thuật và mùi hương làm việc ở bảo tàng Kunstmuseum Den Haag và Đại học Vrije Universiteit Amsterdam cho hay vào thời đại Da Vinci sinh sống, nước hoa và khứu giác là một phần thiết yếu trong đời sống hàng ngày.Theo Tiến sĩ Caro, đối với một học giả uyên bác sống vào thời Phục Hưng như Da Vinci, chế tạo nước hoa có thể là một sự mở rộng tự nhiên từ nghiên cứu khác của ông."Da Vinci hứng thú với mọi dạng sự sống, bao gồm động vật và thực vật. Ông nghiên cứu chúng một cách tỉ mỉ, không chỉ vẽ mà còn lưu cả mùi hương của chúng. Ông cũng sở hữu thiết bị để chiết xuất nước hoa. Là người tò mò và thích thử nghiệm, Da Vinci chắc chắn đã bắt đầu tạo ra những mùi hương riêng", Tiến sĩ Caro cho hay.Giống như nhiều dự án khác, việc nghiên cứu nước hoa của Da Vinci mang tính tổng hợp và sáng tạo. Ông nắm rõ kỹ thuật để tạo ra nước hoa với những mùi hương riêng.Tiến sĩ Caro cho biết thêm Da Vinci không phải họa sĩ kiêm nhà sản xuất nước hoa duy nhất sống vào thời kỳ đó. Các họa sĩ thời Phục Hưng thường mang chất liệu cho bức tranh của chính họ và sơn dầu. Một số chất liệu sử dụng trong vẽ tranh như nhựa cây cũng được dùng trong ngành nước hoa. Do vậy, Da Vinci càng quen thuộc và dễ tiếp cận những thứ này.Ví dụ như bức tranh "Lady with an Ermine" của Da Vinci được các nhà nghiên cứu phát hiện có mùi thơm dễ chịu, trong đó có mùi hương thoang thoảng của gỗ óc chó. Thông tin này được Tomasz Sawoszczuk, trưởng nhóm nghiên cứu ở Đại học Kinh tế Kraków chia sẻ.Lý do ít người biết được Da Vinci có niềm đam mê với nước hoa xuất phát từ quan niệm phương Tây trước đó đánh giá cao vai trò của thị giác và thính giác hơn. Hai giác quan này được cho là có thể giúp con người chiêm nghiệm, tiếp thu tri thức.Trong khi đó, khứu giác bị đánh giá thấp hơn, được xem là bản năng, nguyên thủy và không mang tính trí tuệ. Vậy nên, niềm đam mê nghiên cứu nước hoa của Da Vinci không được biết đến rộng rãi như các lĩnh vực khác.Mời độc giả xem video: Tranh cãi về bí ẩn trăm năm không lời giải về Leonardo da Vinci.
Thiên tài Leonardo da Vinci nổi tiếng thế giới với nhiều kiệt tác hội họa như: Bữa tối cuối cùng, nàng Mona Lisa... Ngoài vai trò họa sĩ, ông còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà phát minh và nhà triết học danh tiếng sống vào thời phục hưng.
Mới đây, các nhà nghiên cứu cho hay khi còn sống, Da Vinci còn có niềm đam mê lớn về nước hoa. Sở thích này của ông không được nhiều người biết đến.
Tiến sĩ Caro Verbeek là một nhà sử học về nghệ thuật và mùi hương làm việc ở bảo tàng Kunstmuseum Den Haag và Đại học Vrije Universiteit Amsterdam cho hay vào thời đại Da Vinci sinh sống, nước hoa và khứu giác là một phần thiết yếu trong đời sống hàng ngày.
Theo Tiến sĩ Caro, đối với một học giả uyên bác sống vào thời Phục Hưng như Da Vinci, chế tạo nước hoa có thể là một sự mở rộng tự nhiên từ nghiên cứu khác của ông.
"Da Vinci hứng thú với mọi dạng sự sống, bao gồm động vật và thực vật. Ông nghiên cứu chúng một cách tỉ mỉ, không chỉ vẽ mà còn lưu cả mùi hương của chúng. Ông cũng sở hữu thiết bị để chiết xuất nước hoa. Là người tò mò và thích thử nghiệm, Da Vinci chắc chắn đã bắt đầu tạo ra những mùi hương riêng", Tiến sĩ Caro cho hay.
Giống như nhiều dự án khác, việc nghiên cứu nước hoa của Da Vinci mang tính tổng hợp và sáng tạo. Ông nắm rõ kỹ thuật để tạo ra nước hoa với những mùi hương riêng.
Tiến sĩ Caro cho biết thêm Da Vinci không phải họa sĩ kiêm nhà sản xuất nước hoa duy nhất sống vào thời kỳ đó. Các họa sĩ thời Phục Hưng thường mang chất liệu cho bức tranh của chính họ và sơn dầu. Một số chất liệu sử dụng trong vẽ tranh như nhựa cây cũng được dùng trong ngành nước hoa. Do vậy, Da Vinci càng quen thuộc và dễ tiếp cận những thứ này.
Ví dụ như bức tranh "Lady with an Ermine" của Da Vinci được các nhà nghiên cứu phát hiện có mùi thơm dễ chịu, trong đó có mùi hương thoang thoảng của gỗ óc chó. Thông tin này được Tomasz Sawoszczuk, trưởng nhóm nghiên cứu ở Đại học Kinh tế Kraków chia sẻ.
Lý do ít người biết được Da Vinci có niềm đam mê với nước hoa xuất phát từ quan niệm phương Tây trước đó đánh giá cao vai trò của thị giác và thính giác hơn. Hai giác quan này được cho là có thể giúp con người chiêm nghiệm, tiếp thu tri thức.
Trong khi đó, khứu giác bị đánh giá thấp hơn, được xem là bản năng, nguyên thủy và không mang tính trí tuệ. Vậy nên, niềm đam mê nghiên cứu nước hoa của Da Vinci không được biết đến rộng rãi như các lĩnh vực khác.
Mời độc giả xem video: Tranh cãi về bí ẩn trăm năm không lời giải về Leonardo da Vinci.