Sĩ quan Liên Xô Stanislav Petrov được ca ngợi là người hùng đã cứu thế giới vào năm 1983. Nhiều chuyên gia nhận định, nếu không nhờ có quyết định chính xác của ông, thế giới có thể xảy ra Thế chiến 3 khốc liệt khi vũ khí hạt nhân được sử dụng.Cụ thể, vào đêm 26/9/1983, sĩ quan Petrov làm nhiệm vụ trực đêm tại một trung tâm cảnh báo sớm của Liên Xô. Vào thời điểm ấy, căng thẳng giữa Mỹ - Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh ở mức cao nhất. Do đó, thế giới theo dõi sát sao mọi động thái của 2 quốc gia này.Khi đang trong ca trực, sĩ quan Petrov nhận thấy vệ tinh cảnh báo sớm của Liên Xô báo về việc phát hiện vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ Mỹ hướng về nước này.Vài phút sau tiếng báo động đầu tiên, tiếng còi báo động vang lên lần nữa, cảnh báo rằng Mỹ đã thực hiện vụ phóng tên lửa thứ hai. Ngay sau đó, hệ thống của Liên Xô báo rằng 5 tên lửa đã được phóng đi.Báo động vang lên khiến Trung tá Petrov, 44 tuổi, vô cùng căng thẳng khi phải quyết định thật nhanh xem cuộc tấn công nhắm vào Liên Xô đó có thật hay không. "Tôi nhận ra rằng tôi phải quyết định và xác suất chỉ là 50/50", ông Petrov nhớ lại khoảnh khắc quan trọng đó.Mặc dù vệ tinh cảnh báo sớm của Liên Xô với tầm hoạt động trên khắp đất Mỹ báo về một vụ phóng tên lửa nhưng ông Petrov cho rằng chúng không đáng tin cậy bằng radar. Bởi lẽ, hệ thống radar mặt đất của Liên Xô không xác nhận có vụ phóng tên lửa nào. Do vậy, sĩ quan Petrov tin vào phán đoán của mình nên báo cáo chỉ huy trực tiếp của mình đó là báo động giả, hệ thống vệ tinh đã cung cấp thông tin sai sự thật.Nếu như ông Petrov báo cáo với cấp trên đó thực sự là một vụ phóng tên lửa đạn đạo từ Mỹ thì giới chức cấp cao Liên Xô sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định về việc thực hiện cuộc tấn công đáp trả. Nếu kịch bản này xảy ra thì nhận loại có thể xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân, thậm chí là Thế chiến 3. Quyết định của Trung tá Petrov được chứng minh là chính xác khi không có bất cứ tên lửa đạn đạo nào chạm đến lãnh thổ Liên Xô sau khi báo động vang lên.Về sau, Liên Xô tiến hành cuộc điều tra nhằm giải mã vì sao có cảnh báo giả về vụ phóng tên lửa đạn đạo từ Mỹ. Kết quả điều tra của các chuyên gia Liên Xô cho thấy vệ tinh của nước này đã xác định nhầm tia nắng phản chiếu trên đám mây là động cơ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.Vụ việc này được tiết lộ sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Người tiết lộ thông tin chính là chỉ huy của ông Petrov. Mặc dù có công trong việc ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra giữa Mỹ - Liên Xô nhưng ông Petrov không nhận được bất cứ khen thưởng nào sau đó.Vào ngày 21/5/2004, Hiệp hội Công dân Thế giới (AWC) có trụ sở tại San Francisco, Mỹ trao tặng ông Petrov 1.000 USD để "ghi nhận vai trò của ông trong việc ngăn chặn thảm họa xảy ra". Đến tháng 1/2006, ông Petrov được vinh danh trong một cuộc họp của Liên Hiệp Quốc tại New York. Nhờ vậy, tên tuổi của ông được nhiều người biết đến hơn.Mời độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga. Nguồn: VTV TSTC.
Sĩ quan Liên Xô Stanislav Petrov được ca ngợi là người hùng đã cứu thế giới vào năm 1983. Nhiều chuyên gia nhận định, nếu không nhờ có quyết định chính xác của ông, thế giới có thể xảy ra Thế chiến 3 khốc liệt khi vũ khí hạt nhân được sử dụng.
Cụ thể, vào đêm 26/9/1983, sĩ quan Petrov làm nhiệm vụ trực đêm tại một trung tâm cảnh báo sớm của Liên Xô. Vào thời điểm ấy, căng thẳng giữa Mỹ - Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh ở mức cao nhất. Do đó, thế giới theo dõi sát sao mọi động thái của 2 quốc gia này.
Khi đang trong ca trực, sĩ quan Petrov nhận thấy vệ tinh cảnh báo sớm của Liên Xô báo về việc phát hiện vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ Mỹ hướng về nước này.
Vài phút sau tiếng báo động đầu tiên, tiếng còi báo động vang lên lần nữa, cảnh báo rằng Mỹ đã thực hiện vụ phóng tên lửa thứ hai. Ngay sau đó, hệ thống của Liên Xô báo rằng 5 tên lửa đã được phóng đi.
Báo động vang lên khiến Trung tá Petrov, 44 tuổi, vô cùng căng thẳng khi phải quyết định thật nhanh xem cuộc tấn công nhắm vào Liên Xô đó có thật hay không. "Tôi nhận ra rằng tôi phải quyết định và xác suất chỉ là 50/50", ông Petrov nhớ lại khoảnh khắc quan trọng đó.
Mặc dù vệ tinh cảnh báo sớm của Liên Xô với tầm hoạt động trên khắp đất Mỹ báo về một vụ phóng tên lửa nhưng ông Petrov cho rằng chúng không đáng tin cậy bằng radar. Bởi lẽ, hệ thống radar mặt đất của Liên Xô không xác nhận có vụ phóng tên lửa nào. Do vậy, sĩ quan Petrov tin vào phán đoán của mình nên báo cáo chỉ huy trực tiếp của mình đó là báo động giả, hệ thống vệ tinh đã cung cấp thông tin sai sự thật.
Nếu như ông Petrov báo cáo với cấp trên đó thực sự là một vụ phóng tên lửa đạn đạo từ Mỹ thì giới chức cấp cao Liên Xô sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định về việc thực hiện cuộc tấn công đáp trả. Nếu kịch bản này xảy ra thì nhận loại có thể xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân, thậm chí là Thế chiến 3. Quyết định của Trung tá Petrov được chứng minh là chính xác khi không có bất cứ tên lửa đạn đạo nào chạm đến lãnh thổ Liên Xô sau khi báo động vang lên.
Về sau, Liên Xô tiến hành cuộc điều tra nhằm giải mã vì sao có cảnh báo giả về vụ phóng tên lửa đạn đạo từ Mỹ. Kết quả điều tra của các chuyên gia Liên Xô cho thấy vệ tinh của nước này đã xác định nhầm tia nắng phản chiếu trên đám mây là động cơ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Vụ việc này được tiết lộ sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Người tiết lộ thông tin chính là chỉ huy của ông Petrov. Mặc dù có công trong việc ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra giữa Mỹ - Liên Xô nhưng ông Petrov không nhận được bất cứ khen thưởng nào sau đó.
Vào ngày 21/5/2004, Hiệp hội Công dân Thế giới (AWC) có trụ sở tại San Francisco, Mỹ trao tặng ông Petrov 1.000 USD để "ghi nhận vai trò của ông trong việc ngăn chặn thảm họa xảy ra". Đến tháng 1/2006, ông Petrov được vinh danh trong một cuộc họp của Liên Hiệp Quốc tại New York. Nhờ vậy, tên tuổi của ông được nhiều người biết đến hơn.
Mời độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga. Nguồn: VTV TSTC.