Diễn ra năm 208, trận Xích Bích là cuộc đối đầu giữa liên quân Tôn Quyền - Lưu Bị với đội quân của Tào Tháo. Trong trận chiến này, Tào Ngụy huy động khoảng 260.000 quân trong khi nhà Thục Hán và Đông Ngô triển khai khoảng 50.000 quân.Dù có quân số ít hơn nhà Tào Ngụy nhưng liên quân Tôn Quyền - Lưu Bị có nhiều mưu sĩ xuất chúng. Trong số này, nổi bật là Gia Cát Lượng và Chu Du. Hai mưu sĩ tài năng xuất chúng này đã nghĩ ra những mưu kế xuất sắc khiến quân Tào trúng kế và từng bước bị đánh bại.Theo đó, dù có quân số đông nhưng lực lượng của Tào Tháo cuối cùng vẫn bị đánh bại và phải tháo chạy về hướng Hoa Dung. Liên quan đến trận chiến lịch sử này, các nhà nghiên cứu phát hiện "hỏa thiêu Xích Bích" không phải là chiến thắng lẫy lừng của Đại đô đốc Đông Ngô Chu Du.Theo một số sử liệu, Ô Lâm là địa điểm diễn ra trận đại thủy chiến với chiến dịch "hỏa công liên hoàn" do Đại đô đốc Đông Ngô Chu Du chỉ huy. Chu Du đã chỉ huy quân đội tiêu diệt lượng lớn chiến thuyền của Tào Tháo.Tuy nhiên, "Tam Quốc Chí" của sử gia Trần Thọ cho rằng trong trận Ô Lâm, quân đội của Chu Du không đủ khả năng thiêu rụi toàn bộ chiến thuyền của Tào Ngụy. Quan điểm này của sử gia Trần Thọ được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đồng ý.Nguyên do là bởi Tào Tháo có số chiến thuyền khá lớn. Đại tướng Đông Ngô Hoàng Cái cũng thừa nhận thực tế "địch đông ta ít".Số lượng chiến thuyền của Tào Tháo được cho là lên tới hàng ngàn chiếc. Do vậy, liên quân của Tôn Quyền - Lưu Bị chỉ có hơn 10 thuyền "cảm tử" khó có thể khiến hàng ngàn thuyền của quân địch bị thiêu rụi dù có được lợi thế "gió Đông".Thêm nữa, lực lượng của Tào Ngụy có quân số đông và được bố trí theo thế trận hình "chữ Nhất". Theo đó, quân Thục Hán, Đông Ngô khó có thể khiến tiêu diệt đội chiến thuyền của Tào Tháo. Cuối cùng, chi tiết Tào Tháo cho quân dùng xích sắt buộc các chiến thuyền vào nhau tạo thành "liên hoàn trận" là điều không hợp lý.Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, hạm đội của Tào Tháo trúng mưu kế ở Ô Lâm là sự thật nhưng hạm đội của Chu Du không thể tận diệt hầu như toàn bộ chiến thuyền của kẻ thù. Liên quân Thục Hán, Đông Ngô lợi dụng gió Đông để tấn công nhưng đồng thời hạm đội của Tào Ngụy cũng thuận theo hướng gió rút lui về căn cứ thủy quân ở Ba Khâu.Trước sự truy kích ráo riết của liên quân do Chu Du chỉ huy, Tào Tháo buộc phải hạ lệnh hỏa thiêu hạm đội để có thể thuận lợi rút chạy về đường Hoa Dung. Theo đó, Chu Du không phải là người có công lớn nhất trong việc thiêu rụi hạm đội của Tào Tháo.Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.
Diễn ra năm 208, trận Xích Bích là cuộc đối đầu giữa liên quân Tôn Quyền - Lưu Bị với đội quân của Tào Tháo. Trong trận chiến này, Tào Ngụy huy động khoảng 260.000 quân trong khi nhà Thục Hán và Đông Ngô triển khai khoảng 50.000 quân.
Dù có quân số ít hơn nhà Tào Ngụy nhưng liên quân Tôn Quyền - Lưu Bị có nhiều mưu sĩ xuất chúng. Trong số này, nổi bật là Gia Cát Lượng và Chu Du. Hai mưu sĩ tài năng xuất chúng này đã nghĩ ra những mưu kế xuất sắc khiến quân Tào trúng kế và từng bước bị đánh bại.
Theo đó, dù có quân số đông nhưng lực lượng của Tào Tháo cuối cùng vẫn bị đánh bại và phải tháo chạy về hướng Hoa Dung. Liên quan đến trận chiến lịch sử này, các nhà nghiên cứu phát hiện "hỏa thiêu Xích Bích" không phải là chiến thắng lẫy lừng của Đại đô đốc Đông Ngô Chu Du.
Theo một số sử liệu, Ô Lâm là địa điểm diễn ra trận đại thủy chiến với chiến dịch "hỏa công liên hoàn" do Đại đô đốc Đông Ngô Chu Du chỉ huy. Chu Du đã chỉ huy quân đội tiêu diệt lượng lớn chiến thuyền của Tào Tháo.
Tuy nhiên, "Tam Quốc Chí" của sử gia Trần Thọ cho rằng trong trận Ô Lâm, quân đội của Chu Du không đủ khả năng thiêu rụi toàn bộ chiến thuyền của Tào Ngụy. Quan điểm này của sử gia Trần Thọ được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đồng ý.
Nguyên do là bởi Tào Tháo có số chiến thuyền khá lớn. Đại tướng Đông Ngô Hoàng Cái cũng thừa nhận thực tế "địch đông ta ít".
Số lượng chiến thuyền của Tào Tháo được cho là lên tới hàng ngàn chiếc. Do vậy, liên quân của Tôn Quyền - Lưu Bị chỉ có hơn 10 thuyền "cảm tử" khó có thể khiến hàng ngàn thuyền của quân địch bị thiêu rụi dù có được lợi thế "gió Đông".
Thêm nữa, lực lượng của Tào Ngụy có quân số đông và được bố trí theo thế trận hình "chữ Nhất". Theo đó, quân Thục Hán, Đông Ngô khó có thể khiến tiêu diệt đội chiến thuyền của Tào Tháo. Cuối cùng, chi tiết Tào Tháo cho quân dùng xích sắt buộc các chiến thuyền vào nhau tạo thành "liên hoàn trận" là điều không hợp lý.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, hạm đội của Tào Tháo trúng mưu kế ở Ô Lâm là sự thật nhưng hạm đội của Chu Du không thể tận diệt hầu như toàn bộ chiến thuyền của kẻ thù. Liên quân Thục Hán, Đông Ngô lợi dụng gió Đông để tấn công nhưng đồng thời hạm đội của Tào Ngụy cũng thuận theo hướng gió rút lui về căn cứ thủy quân ở Ba Khâu.
Trước sự truy kích ráo riết của liên quân do Chu Du chỉ huy, Tào Tháo buộc phải hạ lệnh hỏa thiêu hạm đội để có thể thuận lợi rút chạy về đường Hoa Dung. Theo đó, Chu Du không phải là người có công lớn nhất trong việc thiêu rụi hạm đội của Tào Tháo.
Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.