Năm 1957, một nhóm công nhân làm việc tại một công trình xây dựng ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc thì vô tình phát hiện ngôi mộ cổ chứa quan tài khắc "lời nguyền chết chóc". Theo đó, họ nhanh chóng thông báo chính quyền địa phương.Kế đến, các nhà khảo cổ được cử tới hiện trường để kiểm tra, xác định xem đó có thực sự là một ngôi mộ cổ hay không. Qua một loạt kiểm tra, họ xác định đó là một ngôi mộ thuộc hoàng tộc thời Bắc Chu, nhà Tùy (581-619).Theo các chuyên gia, lăng mộ có hình chữ nhật, sâu 2,9m, kích thước miệng hố là 6,05m x 5,1m và kích thước đáy là 5,5m x 4,7m. Bên trong ngôi mộ có một cỗ quan tài. Khi chuẩn bị mở nắp quan tài để kiểm tra bên trong có gì, các chuyên gia giật mình kinh hãi khi nhìn thấy 4 chữ được khắc trên quan tài.Bốn chữ đó là "Khai giả tức tử" (có nghĩa "Ai mở ra sẽ chết"). Theo các chuyên gia, người xưa đã khắc "lời nguyền chết chóc" lên cỗ quan tài nhằm bảo vệ giấc ngủ ngàn thu của người quá cố, khiến kẻ trộm mộ sợ hãi không dám mạo phạm chủ nhân ngôi mộ.Sau khi thảo luận, các chuyên gia quyết định mang quan tài về bảo quản ở Nhà Bảo tàng Bi Lâm Tây An. Hiện cỗ quan tài này vẫn chưa được mở ra nên nhiều người tò mò không biết bên trong có gì.Căn cứ vào cấu trúc lăng mộ và những hiện vật quý giá được khai quật, giới khảo cổ xác định được danh tính chủ nhân cỗ quan tài khắc "lời nguyền" đáng sợ trên là Lý Tĩnh Huấn, 9 tuổi.Lý Tĩnh Huấn là con gái của Lý Mẫn. Gia tộc họ Lý là một gia đình trâm anh thế phiệt, quyền lực dưới thời nhà Tùy. Vào thời kỳ đó, ngoài gia tộc của hoàng đế Dương Kiên, gia tộc họ Lý của Lý Tĩnh Huấn được xem là dòng tộc quyền thế nhất. Cha của Lý Tĩnh Huấn là Lý Mẫn nổi tiếng học rộng tài cao, tinh thông cầm nghệ và rất được Tùy Văn Đế Dương Kiên tin tưởng, trọng dụng.Vậy nên, Lý Mẫn được hoàng đế Dương Kiên gả con gái cho. Về sau, Lý Mẫn kế thừa tước vị của phụ thân làm Thượng Trụ quốc và được sắc phong làm Quang Lộc đại phu. Nhờ vậy, gia tộc họ Lý trở thành danh gia vọng tộc, được mọi người kính nể. Vợ chồng Lý Mẫn sinh được một người con gái là Lý Tĩnh Huấn.Lý Tĩnh Huấn còn là cháu ngoại của Dương Lệ Hoa (561 - 609), hoàng hậu của Bắc Chu Tuyên Đế Vũ Văn Uân, về sau là Lạc Bình công chúa của nhà Tùy. Với xuất thân trâm anh thế phiệt, Lý Tĩnh Huấn có cuộc sống xa hoa, quyền quý và được mọi người trong gia tộc yêu thương, chiều chuộng. Thế nhưng, Lý Tĩnh Huấn đoản mệnh, qua đời khi 9 tuổi vì bệnh nặng.Cái chết của Lý Tĩnh Huấn khiến gia tộc họ Lý và Dương vô cùng đau buồn. Trong đó, Hoàng thái hậu Dương Lệ Hoa đau khổ nhất nên hạ chỉ lấy hậu táng cho cháu gái yêu theo nghi lễ Hoàng gia.Mời độc giả xem video: Giải mã bí ẩn hàng trăm cỗ quan tài treo ma mị trên vách đá.
Năm 1957, một nhóm công nhân làm việc tại một công trình xây dựng ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc thì vô tình phát hiện ngôi mộ cổ chứa quan tài khắc "lời nguyền chết chóc". Theo đó, họ nhanh chóng thông báo chính quyền địa phương.
Kế đến, các nhà khảo cổ được cử tới hiện trường để kiểm tra, xác định xem đó có thực sự là một ngôi mộ cổ hay không. Qua một loạt kiểm tra, họ xác định đó là một ngôi mộ thuộc hoàng tộc thời Bắc Chu, nhà Tùy (581-619).
Theo các chuyên gia, lăng mộ có hình chữ nhật, sâu 2,9m, kích thước miệng hố là 6,05m x 5,1m và kích thước đáy là 5,5m x 4,7m. Bên trong ngôi mộ có một cỗ quan tài. Khi chuẩn bị mở nắp quan tài để kiểm tra bên trong có gì, các chuyên gia giật mình kinh hãi khi nhìn thấy 4 chữ được khắc trên quan tài.
Bốn chữ đó là "Khai giả tức tử" (có nghĩa "Ai mở ra sẽ chết"). Theo các chuyên gia, người xưa đã khắc "lời nguyền chết chóc" lên cỗ quan tài nhằm bảo vệ giấc ngủ ngàn thu của người quá cố, khiến kẻ trộm mộ sợ hãi không dám mạo phạm chủ nhân ngôi mộ.
Sau khi thảo luận, các chuyên gia quyết định mang quan tài về bảo quản ở Nhà Bảo tàng Bi Lâm Tây An. Hiện cỗ quan tài này vẫn chưa được mở ra nên nhiều người tò mò không biết bên trong có gì.
Căn cứ vào cấu trúc lăng mộ và những hiện vật quý giá được khai quật, giới khảo cổ xác định được danh tính chủ nhân cỗ quan tài khắc "lời nguyền" đáng sợ trên là Lý Tĩnh Huấn, 9 tuổi.
Lý Tĩnh Huấn là con gái của Lý Mẫn. Gia tộc họ Lý là một gia đình trâm anh thế phiệt, quyền lực dưới thời nhà Tùy. Vào thời kỳ đó, ngoài gia tộc của hoàng đế Dương Kiên, gia tộc họ Lý của Lý Tĩnh Huấn được xem là dòng tộc quyền thế nhất. Cha của Lý Tĩnh Huấn là Lý Mẫn nổi tiếng học rộng tài cao, tinh thông cầm nghệ và rất được Tùy Văn Đế Dương Kiên tin tưởng, trọng dụng.
Vậy nên, Lý Mẫn được hoàng đế Dương Kiên gả con gái cho. Về sau, Lý Mẫn kế thừa tước vị của phụ thân làm Thượng Trụ quốc và được sắc phong làm Quang Lộc đại phu. Nhờ vậy, gia tộc họ Lý trở thành danh gia vọng tộc, được mọi người kính nể. Vợ chồng Lý Mẫn sinh được một người con gái là Lý Tĩnh Huấn.
Lý Tĩnh Huấn còn là cháu ngoại của Dương Lệ Hoa (561 - 609), hoàng hậu của Bắc Chu Tuyên Đế Vũ Văn Uân, về sau là Lạc Bình công chúa của nhà Tùy. Với xuất thân trâm anh thế phiệt, Lý Tĩnh Huấn có cuộc sống xa hoa, quyền quý và được mọi người trong gia tộc yêu thương, chiều chuộng. Thế nhưng, Lý Tĩnh Huấn đoản mệnh, qua đời khi 9 tuổi vì bệnh nặng.
Cái chết của Lý Tĩnh Huấn khiến gia tộc họ Lý và Dương vô cùng đau buồn. Trong đó, Hoàng thái hậu Dương Lệ Hoa đau khổ nhất nên hạ chỉ lấy hậu táng cho cháu gái yêu theo nghi lễ Hoàng gia.