Theo quan niệm của người châu Âu thế kỷ 17 - 19, thạch tín (asen) từng được sử dụng trong đời sống. Do người dân uống một lượng nhỏ thuốc độc này mỗi ngày nên không gây tử vong ngay lập tức.Sự việc càng hãi hùng hơn khi một số người còn cho rằng, thạch tín giống như một loại thuốc bổ. Chính vì vậy, họ vô tình tự đầu độc bản thân trong suốt một thời gian dài.Điển hình là việc xảy ra ở khu vực có tên là Styria (ngày nay thuộc Áo). Tại đây, người dân ăn thạch tín như ăn kẹo.Cụ thể, người dân sống ở Styria thường nghiền thạch tín thành bột rồi rắc nó lên bánh mì, thịt hay các món ăn khác.Thậm chí, có người còn "nghiện" ăn thạch tín tới mức cảm giác nếu một bữa không dùng loại thuốc độc này sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn chán và không thiết làm điều gì.Theo các chuyên gia, thói quen rùng rợn này có từ thế kỷ 17. Nó xuất phát từ ngành khai thác quặng ở Styria. Thạch tín được tìm thấy có lẫn trong quá trình tách kim loại khỏi các tạp chất.Hãi hùng hơn, bác sĩ Von Tschudi còn tiết lộ thói quen của những người ăn thạch tín trong một tạp chí y khoa. Qua đó, ngày càng có nhiều người biết đến.Dần dần, việc uống thạch tín tại Styria trở thành thói quen của nhiều người. Phụ nữ dùng loại độc dược này vì tin rằng sẽ giúp họ có làn da trắng trẻo hồng hào. Trong khi đó, nam giới uống asen vì cho rằng sẽ khiến họ khỏe mạnh, cường tráng hơn.Do dùng thuốc độc trong nhiều năm nên những người dân ở Styria trở nên ốm yếu hơn, thậm chí tử vong vì ngộ độc thạch tín.Theo thời gian, khoa học ngày càng phát triển đã chứng minh việc ăn thạch tín trong thời gian dài có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Vì vậy, trào lưu dùng thạch tín như thuốc bổ chấm dứt. Mời độc giả xem video: Hàng nghìn hộ dân Hà Nội dùng nước nhiễm thạch tín (nguồn: VTV3).
Theo quan niệm của người châu Âu thế kỷ 17 - 19, thạch tín (asen) từng được sử dụng trong đời sống. Do người dân uống một lượng nhỏ thuốc độc này mỗi ngày nên không gây tử vong ngay lập tức.
Sự việc càng hãi hùng hơn khi một số người còn cho rằng, thạch tín giống như một loại thuốc bổ. Chính vì vậy, họ vô tình tự đầu độc bản thân trong suốt một thời gian dài.
Điển hình là việc xảy ra ở khu vực có tên là Styria (ngày nay thuộc Áo). Tại đây, người dân ăn thạch tín như ăn kẹo.
Cụ thể, người dân sống ở Styria thường nghiền thạch tín thành bột rồi rắc nó lên bánh mì, thịt hay các món ăn khác.
Thậm chí, có người còn "nghiện" ăn thạch tín tới mức cảm giác nếu một bữa không dùng loại thuốc độc này sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn chán và không thiết làm điều gì.
Theo các chuyên gia, thói quen rùng rợn này có từ thế kỷ 17. Nó xuất phát từ ngành khai thác quặng ở Styria. Thạch tín được tìm thấy có lẫn trong quá trình tách kim loại khỏi các tạp chất.
Hãi hùng hơn, bác sĩ Von Tschudi còn tiết lộ thói quen của những người ăn thạch tín trong một tạp chí y khoa. Qua đó, ngày càng có nhiều người biết đến.
Dần dần, việc uống thạch tín tại Styria trở thành thói quen của nhiều người. Phụ nữ dùng loại độc dược này vì tin rằng sẽ giúp họ có làn da trắng trẻo hồng hào. Trong khi đó, nam giới uống asen vì cho rằng sẽ khiến họ khỏe mạnh, cường tráng hơn.
Do dùng thuốc độc trong nhiều năm nên những người dân ở Styria trở nên ốm yếu hơn, thậm chí tử vong vì ngộ độc thạch tín.
Theo thời gian, khoa học ngày càng phát triển đã chứng minh việc ăn thạch tín trong thời gian dài có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Vì vậy, trào lưu dùng thạch tín như thuốc bổ chấm dứt.
Mời độc giả xem video: Hàng nghìn hộ dân Hà Nội dùng nước nhiễm thạch tín (nguồn: VTV3).