Trạm radar Duga gồm những cột thu phát sóng có chiều cao 140m, dài 500m, được xây dựng ở Pripyat, Ukraine năm 1985. Một năm sau đó, thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra khiến trạm radar này vĩnh viễn ngừng hoạt động và bị bỏ hoang cho tới nay. Ảnh: English RussiaĐảo Phục Hưng là tên gọi một thị trấn bí ẩn được xây thời Liên Xô. Thị trấn này bị cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài, gây nên đồn đoán nó là nơi thử nghiệm các loại vũ khí sinh học của Liên Xô. Đầu thập niên 1990, nơi này đã bị bỏ hoang hoàn toàn. Ảnh: English RussiaSự đổ nát của địa điểm thực hiện dự án lỗ khoan siêu sâu Kola của Liên Xô. Dự án này được thực hiện đầu thập niên 1970, đã tạo nên một lỗ khoan có chiều sâu 12.262m, là hố sâu nhất trên bề mặt quả đất. Ảnh: English RussiaNhững giàn ăng-ten khổng lồ của trạm nghiên cứu tầng điện ly thuộc cơ quan khí tượng Liên Xô. Công trình này đã bị bỏ hoang sau khi Liên Xô sụp đổ. Ảnh: English RussiaVẻ hoang tàn của nhà máy xe điện Kiev, cơ sở sản xuất tàu điện lớn nhất Liên Xô. Nhà máy này hiện tại đã ngừng hoạt động và bị bỏ hoang. Ảnh: English RussiaNhà máy điện hạt nhân Crime được xây dựng với mục đích cung cấp điện cho toàn bán đảo Crime. Đáng tiếc rằng tác động từ thảm họa Chernobyl đã khiến nhà máy này không bao giờ được hoàn thành. Ảnh: English RussiaTòa nhà số 221 ở Crimea là một tòa nhà lớn được xây dựng phía trên hệ thống đường hầm khổng lồ dùng làm nơi trú ẩn cho 10.000 người trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân. Do sự giảm nhiệt trong cuộc đối đầu hạt nhân Xô - Mỹ cuối thập niên 1980, toàn bộ công trình này đã bị bỏ hoang. Ảnh: English RussiaBên trong một đường hầm dưới tòa nhà 221. Ảnh: English RussiaCùng chịu chung số phận tổ hợp hầm trú ẩn 221 là căn cứ tàu ngầm hạt nhân Liên Xô ở Balaklava, Crimea. Công trình này được đào sâu vào lòng núi, có thể chống chọi các cuộc tấn công hạt nhân. Ảnh: English RussiaThị trấn ma Skunda, một địa điểm nổi tiếng ở Latvia vốn là một căn cứ quân sự lớn của Liên Xô. Ảnh: English Russia
Trạm radar Duga gồm những cột thu phát sóng có chiều cao 140m, dài 500m, được xây dựng ở Pripyat, Ukraine năm 1985. Một năm sau đó, thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra khiến trạm radar này vĩnh viễn ngừng hoạt động và bị bỏ hoang cho tới nay. Ảnh: English Russia
Đảo Phục Hưng là tên gọi một thị trấn bí ẩn được xây thời Liên Xô. Thị trấn này bị cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài, gây nên đồn đoán nó là nơi thử nghiệm các loại vũ khí sinh học của Liên Xô. Đầu thập niên 1990, nơi này đã bị bỏ hoang hoàn toàn. Ảnh: English Russia
Sự đổ nát của địa điểm thực hiện dự án lỗ khoan siêu sâu Kola của Liên Xô. Dự án này được thực hiện đầu thập niên 1970, đã tạo nên một lỗ khoan có chiều sâu 12.262m, là hố sâu nhất trên bề mặt quả đất. Ảnh: English Russia
Những giàn ăng-ten khổng lồ của trạm nghiên cứu tầng điện ly thuộc cơ quan khí tượng Liên Xô. Công trình này đã bị bỏ hoang sau khi Liên Xô sụp đổ. Ảnh: English Russia
Vẻ hoang tàn của nhà máy xe điện Kiev, cơ sở sản xuất tàu điện lớn nhất Liên Xô. Nhà máy này hiện tại đã ngừng hoạt động và bị bỏ hoang. Ảnh: English Russia
Nhà máy điện hạt nhân Crime được xây dựng với mục đích cung cấp điện cho toàn bán đảo Crime. Đáng tiếc rằng tác động từ thảm họa Chernobyl đã khiến nhà máy này không bao giờ được hoàn thành. Ảnh: English Russia
Tòa nhà số 221 ở Crimea là một tòa nhà lớn được xây dựng phía trên hệ thống đường hầm khổng lồ dùng làm nơi trú ẩn cho 10.000 người trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân. Do sự giảm nhiệt trong cuộc đối đầu hạt nhân Xô - Mỹ cuối thập niên 1980, toàn bộ công trình này đã bị bỏ hoang. Ảnh: English Russia
Bên trong một đường hầm dưới tòa nhà 221. Ảnh: English Russia
Cùng chịu chung số phận tổ hợp hầm trú ẩn 221 là căn cứ tàu ngầm hạt nhân Liên Xô ở Balaklava, Crimea. Công trình này được đào sâu vào lòng núi, có thể chống chọi các cuộc tấn công hạt nhân. Ảnh: English Russia
Thị trấn ma Skunda, một địa điểm nổi tiếng ở Latvia vốn là một căn cứ quân sự lớn của Liên Xô. Ảnh: English Russia