Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được tìm thấy ở dưới chân núi Ly Sơn, Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào những năm 1970. Kể từ đó, các chuyên gia tiến hành các cuộc khai quật nhằm khám phá bí mật về nơi an nghỉ của Vua Tần.Theo các chuyên gia, nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng nằm dưới một gò mộ cao 76m có hình dạng gần giống một kim tự tháp. Bố cục của lăng mộ mô phỏng theo kinh đô Hàm Dương của nhà Tần. Theo đó, lăng mộ được chia thành khu nội thành và ngoại thành.Chu vi của khu vực nội thành là 2,5 km và ngoại thành là 6,3 km. Mộ chính nằm ở phía tây nam của nội thành và hướng về phía đông. Buồng lăng mộ chính chứa quan tài và các hiện vật chôn cất là tâm điểm của quần thể kiến trúc lăng mộ.Tuy nhiên, đến nay, các nhà khảo cổ vẫn chưa thể khai quật toàn bộ lăng mộ "khủng" của Tần Thủy Hoàng. Vì vậy, quan tài chứa thi hài của ông vẫn chưa được tìm thấy.Theo một số chuyên gia, một trong những lý do khiến quan tài chứa thi hài của Tần Thủy Hoàng mãi chưa được tìm thấy là vì nó nằm sâu dưới lòng đất khoảng 550 - 1.000m.Thông tin này được các nhà nghiên cứu tìm thấy trong một số sử liệu. Trong số này, Cổ Hán Thư ghi chép về việc khi tể tướng Lý Sĩ đến báo cáo tiến độ thi công lăng mộ. Nghe xong, Tần Thủy Hoàng cảm thấy độ sâu khi ấy chưa đủ. Do vậy, Tần Thủy Hoàng hạ lệnh phải đào sâu “thêm ba trăm trượng nữa”.Lã Chi Xuân Thu cũng có ghi chép về độ sâu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Nơi an nghỉ của Vua Tần được mô tả “sâu tới suối nước", "ba trăm trượng trở lên".Từ những thông tin này, một số chuyên gia mô phỏng lại cấu trúc lăng mộ của Tần Thủy Hoàng và suy đoán độ sâu của kiến trúc cổ xưa này vào khoảng 550 - 1.000m.Tuy nhiên, các nhà địa chất cho rằng con số trên không chính xác. Nguyên nhân là bởi nếu độ sâu của lăng mộ lên tới 1.000m thì nó vượt quá độ sâu của sông Vị Hà. Khi ấy, nơi an nghỉ của Vua Tần có nguy cơ ngập nước do nước sông Vị Hà chảy ngược vào bên trong.Từ đây, họ suy đoán độ sâu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng khoảng 100 - 300m. Dù vậy, câu trả lời chính xác chỉ có thể được xác định khi các chuyên gia có thể tiếp cận toàn bộ lăng mộ để có thể đo đạc cẩn thận.Mời độc giả xem video: Sập nhà hàng tại Trung Quốc, hàng chục người thiệt mạng. Nguồn: THDT.
Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được tìm thấy ở dưới chân núi Ly Sơn, Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào những năm 1970. Kể từ đó, các chuyên gia tiến hành các cuộc khai quật nhằm khám phá bí mật về nơi an nghỉ của Vua Tần.
Theo các chuyên gia, nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng nằm dưới một gò mộ cao 76m có hình dạng gần giống một kim tự tháp. Bố cục của lăng mộ mô phỏng theo kinh đô Hàm Dương của nhà Tần. Theo đó, lăng mộ được chia thành khu nội thành và ngoại thành.
Chu vi của khu vực nội thành là 2,5 km và ngoại thành là 6,3 km. Mộ chính nằm ở phía tây nam của nội thành và hướng về phía đông. Buồng lăng mộ chính chứa quan tài và các hiện vật chôn cất là tâm điểm của quần thể kiến trúc lăng mộ.
Tuy nhiên, đến nay, các nhà khảo cổ vẫn chưa thể khai quật toàn bộ lăng mộ "khủng" của Tần Thủy Hoàng. Vì vậy, quan tài chứa thi hài của ông vẫn chưa được tìm thấy.
Theo một số chuyên gia, một trong những lý do khiến quan tài chứa thi hài của Tần Thủy Hoàng mãi chưa được tìm thấy là vì nó nằm sâu dưới lòng đất khoảng 550 - 1.000m.
Thông tin này được các nhà nghiên cứu tìm thấy trong một số sử liệu. Trong số này, Cổ Hán Thư ghi chép về việc khi tể tướng Lý Sĩ đến báo cáo tiến độ thi công lăng mộ. Nghe xong, Tần Thủy Hoàng cảm thấy độ sâu khi ấy chưa đủ. Do vậy, Tần Thủy Hoàng hạ lệnh phải đào sâu “thêm ba trăm trượng nữa”.
Lã Chi Xuân Thu cũng có ghi chép về độ sâu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Nơi an nghỉ của Vua Tần được mô tả “sâu tới suối nước", "ba trăm trượng trở lên".
Từ những thông tin này, một số chuyên gia mô phỏng lại cấu trúc lăng mộ của Tần Thủy Hoàng và suy đoán độ sâu của kiến trúc cổ xưa này vào khoảng 550 - 1.000m.
Tuy nhiên, các nhà địa chất cho rằng con số trên không chính xác. Nguyên nhân là bởi nếu độ sâu của lăng mộ lên tới 1.000m thì nó vượt quá độ sâu của sông Vị Hà. Khi ấy, nơi an nghỉ của Vua Tần có nguy cơ ngập nước do nước sông Vị Hà chảy ngược vào bên trong.
Từ đây, họ suy đoán độ sâu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng khoảng 100 - 300m. Dù vậy, câu trả lời chính xác chỉ có thể được xác định khi các chuyên gia có thể tiếp cận toàn bộ lăng mộ để có thể đo đạc cẩn thận.
Mời độc giả xem video: Sập nhà hàng tại Trung Quốc, hàng chục người thiệt mạng. Nguồn: THDT.