Dự án phục dựng gương mặt Shanidar Z - người phụ nữ Neanderthal sống cách đây khoảng 75.000 năm được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu từ các trường Đại học Cambridge và Đại học Liverpool John Moores. Ảnh: University of Cambridge; BBC Studios/Jamie Simonds.Tên của người phụ nữ Neanderthal được đặt theo tên của hang động tại vùng lãnh thổ người Kurd ở Iraq - nơi các nhà khảo cổ tìm thấy hài cốt của bà. Ảnh: Graeme Barker.Trong đó, phần thi hài thiếu hộp sọ của Shanidar Z được các nhà khảo cổ tìm thấy vào năm 1960. Vì một số lý do nên cuộc khai quật bị gián đoạn. Mãi tới năm 2018, họ mới quay trở lại hang Shanidar và phát hiện hộp sọ của bà trong tình trạng bị vỡ thành hàng trăm mảnh. Ảnh: Courtesy Netflix.Theo các nhà nghiên cứu, người Neanderthal tuyệt chủng vào khoảng 40.000 năm trước. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, giới chuyên gia nỗ lực giải mã bí ẩn về cuộc sống của họ cũng như nguyên nhân dẫn đến tuyệt chủng. Ảnh: Courtesy Netflix.Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra hộp sọ của Shanidar Z được bảo quản khá tốt. Vào thời điểm được tìm thấy, hộp sọ của bà bị bẹp và chỉ dày 2cm. Ảnh: BBC Studios / Jamie Simonds.Các nhà khoa học suy đoán nhiều khả năng một tảng đá lớn đã rơi xuống trúng Shanidar Z sau khi người phụ nữ này qua đời dẫn tới hộp sọ bị bẹp. Ảnh: Mail Online.Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra Shanidar Z qua đời khi ngoài 40 tuổi. Lúc còn sống, bà cao khoảng 1,5m. Ảnh: Prof Graeme Barker.Thông qua các kiểm tra, phân tích hàng trăm mảnh hộp sọ của Shanidar Z, nhóm chuyên gia đã sử dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại bao gồm công nghệ in 3D để phục dựng gương mặt của bà. Ảnh: Jamie Simonds.Nhờ vậy, các chuyên gia thành công trong việc phục dựng gương mặt của Shanidar Z. Những hình ảnh này sẽ xuất hiện trong bộ phim tài liệu của Netflix có tên "Bí mật của người Neanderthal". Ảnh: Nevsedoma.Mời độc giả xem video: Mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc qua chân dung ảnh phục dựng.
Dự án phục dựng gương mặt Shanidar Z - người phụ nữ Neanderthal sống cách đây khoảng 75.000 năm được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu từ các trường Đại học Cambridge và Đại học Liverpool John Moores. Ảnh: University of Cambridge; BBC Studios/Jamie Simonds.
Tên của người phụ nữ Neanderthal được đặt theo tên của hang động tại vùng lãnh thổ người Kurd ở Iraq - nơi các nhà khảo cổ tìm thấy hài cốt của bà. Ảnh: Graeme Barker.
Trong đó, phần thi hài thiếu hộp sọ của Shanidar Z được các nhà khảo cổ tìm thấy vào năm 1960. Vì một số lý do nên cuộc khai quật bị gián đoạn. Mãi tới năm 2018, họ mới quay trở lại hang Shanidar và phát hiện hộp sọ của bà trong tình trạng bị vỡ thành hàng trăm mảnh. Ảnh: Courtesy Netflix.
Theo các nhà nghiên cứu, người Neanderthal tuyệt chủng vào khoảng 40.000 năm trước. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, giới chuyên gia nỗ lực giải mã bí ẩn về cuộc sống của họ cũng như nguyên nhân dẫn đến tuyệt chủng. Ảnh: Courtesy Netflix.
Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra hộp sọ của Shanidar Z được bảo quản khá tốt. Vào thời điểm được tìm thấy, hộp sọ của bà bị bẹp và chỉ dày 2cm. Ảnh: BBC Studios / Jamie Simonds.
Các nhà khoa học suy đoán nhiều khả năng một tảng đá lớn đã rơi xuống trúng Shanidar Z sau khi người phụ nữ này qua đời dẫn tới hộp sọ bị bẹp. Ảnh: Mail Online.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra Shanidar Z qua đời khi ngoài 40 tuổi. Lúc còn sống, bà cao khoảng 1,5m. Ảnh: Prof Graeme Barker.
Thông qua các kiểm tra, phân tích hàng trăm mảnh hộp sọ của Shanidar Z, nhóm chuyên gia đã sử dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại bao gồm công nghệ in 3D để phục dựng gương mặt của bà. Ảnh: Jamie Simonds.
Nhờ vậy, các chuyên gia thành công trong việc phục dựng gương mặt của Shanidar Z. Những hình ảnh này sẽ xuất hiện trong bộ phim tài liệu của Netflix có tên "Bí mật của người Neanderthal". Ảnh: Nevsedoma.
Mời độc giả xem video: Mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc qua chân dung ảnh phục dựng.