Tuẫn táng - tập tục chôn người sống cùng người chết - được đánh giá là một trong những phong tục đáng sợ nhất ở Trung Quốc thời phong kiến.Tập tục này được thực hiện khi hoàng đế chết. Nhiều phi tần, mỹ nhân của vua bị giết hoặc ép phải tự sát trước khi chôn cùng hoàng đế quá cố.Cũng có trường hợp phi tần bị nhốt vào bên trong lăng mộ mà không có nước uống, thức ăn dẫn đến cái chết từ từ.Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, tập tục rùng rợn này có từ thời nhà Chu và kết thúc vào thời hoàng đế Khang Hy của nhà Thanh.Tập tục tuẫn táng được cho xuất phát từ quan niệm của người Trung Quốc tin rằng những người được chôn cùng người chết sẽ sang thế giới bên kia tiếp tục hầu hạ bậc đế vương.Những phi tần này khi còn sống là người của nhà vua nên khi chết họ cũng phải đi theo.Họ không có bất cứ sự lựa chọn nào khác cho tương lai của bản thân sau khi hoàng đế băng hà.Thêm nữa, tập tục tuẫn táng của người Trung Quốc thời phong kiến được cho là có liên quan đến thuật trấn yểm lăng mộ của các đạo sĩ để bảo vệ nơi an nghỉ của hoàng đế.Các đạo sĩ làm nghi lễ trong lúc thực hiện tập tục tuẫn táng để trấn yểm lăng mộ của hoàng đế không bao giờ bị kẻ gian xâm phạm, đánh cắp đồ tùy táng.Chính bởi điều này, hàng trăm, hàng ngàn phụ nữ trong hậu cung của vua chúa Trung Quốc thời xưa trở thành nạn nhân của tập tục tuẫn táng hết sức rùng rợn. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Tuẫn táng - tập tục chôn người sống cùng người chết - được đánh giá là một trong những phong tục đáng sợ nhất ở Trung Quốc thời phong kiến.
Tập tục này được thực hiện khi hoàng đế chết. Nhiều phi tần, mỹ nhân của vua bị giết hoặc ép phải tự sát trước khi chôn cùng hoàng đế quá cố.
Cũng có trường hợp phi tần bị nhốt vào bên trong lăng mộ mà không có nước uống, thức ăn dẫn đến cái chết từ từ.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, tập tục rùng rợn này có từ thời nhà Chu và kết thúc vào thời hoàng đế Khang Hy của nhà Thanh.
Tập tục tuẫn táng được cho xuất phát từ quan niệm của người Trung Quốc tin rằng những người được chôn cùng người chết sẽ sang thế giới bên kia tiếp tục hầu hạ bậc đế vương.
Những phi tần này khi còn sống là người của nhà vua nên khi chết họ cũng phải đi theo.
Họ không có bất cứ sự lựa chọn nào khác cho tương lai của bản thân sau khi hoàng đế băng hà.
Thêm nữa, tập tục tuẫn táng của người Trung Quốc thời phong kiến được cho là có liên quan đến thuật trấn yểm lăng mộ của các đạo sĩ để bảo vệ nơi an nghỉ của hoàng đế.
Các đạo sĩ làm nghi lễ trong lúc thực hiện tập tục tuẫn táng để trấn yểm lăng mộ của hoàng đế không bao giờ bị kẻ gian xâm phạm, đánh cắp đồ tùy táng.
Chính bởi điều này, hàng trăm, hàng ngàn phụ nữ trong hậu cung của vua chúa Trung Quốc thời xưa trở thành nạn nhân của tập tục tuẫn táng hết sức rùng rợn. Ảnh trong bài mang tính minh họa.