Nhóm chuyên gia thuộc Đại học Nam Đan Mạch và Bảo tàng Quốc gia Đan Mạch mới thông báo kết quả nghiên cứu, phân tích một số mảnh thủy tinh và gốm thu được từ phòng thí nghiệm của Tycho Brahe. Ông là nhà giả kim và thiên văn học.Sống vào thời Phục Hưng, Tycho Brahe (1546 - 1601) được coi là người sáng lập môn thiên văn quan sát trước khi có kính viễn vọng.Kết quả kiểm tra những mảnh thủy tinh và gốm thu được từ phòng thí nghiệm của nhà giả kim Brahe cho thấy mức độ làm giàu của một số nguyên tố vi lượng: niken, đồng, kẽm, thiếc, antimon, vonfram, vàng, thủy ngân và chì.Từ đây, nhóm nghiên cứu nhận định các nguyên tố trên, bao gồm vàng và thủy ngân thường được các nhà giả kim sử dụng để điều trị bệnh. Những nguyên tố này cũng được ông Brahe dùng trong các thí nghiệm.Nhà vật lý và hóa học Kaare Lund Rasmussen từ Đại học Nam Đan Mạch cho biết: "Điều thú vị nhất là các nguyên tố được tìm thấy ở nồng độ cao hơn dự kiến, cho thấy sự làm giàu và cung cấp cái nhìn sâu sắc về các chất được sử dụng trong phòng thí nghiệm".Trong số những yếu tố được phát hiện, các chuyên gia đã khám phá ra "thứ vượt thời gian" trong phòng làm việc của nhà giả kim sống vào thời Phục hưng là Vonfram.Vonfram được biết tới là một chất rắn siêu việt, có nhiệt độ nóng chảy rất cao, áp suất hơi rất thấp và độ bền kéo cao nhất hiện nay. Nó cũng có khả năng chống ăn mòn cực tốt.Vonfram được ứng dụng trong nhiều thiết bị hiện đại như dây tóc bóng đèn hay một số phần của tên lửa. Tuy nhiên, giới khoa học xác định được nguyên tố này từ năm 1781.Do đó, việc phát hiện Vonfram trong phòng thí nghiệm của ông Brahe cho thấy nhà giả kim này đã khám phá ra nó từ khoảng 200 năm trước khi giới khoa học xác định được nó. Tuy nhiên, giới nghiên cứu hiện vẫn chưa thể lý giải mục đích sử dụng Vonfram trong các thí nghiệm của ông Brahe.Một quan điểm cho rằng, ông Brahe đã vô tình tách Vonfram ra khỏi một khoáng chất mà không hay biết. Do đó, nhà giả kim này có thể không biết rõ những đặc điểm của Vonfram.Mời độc giả xem video: Sản xuất thịt giá rẻ trong phòng thí nghiệm. Nguồn: THĐT1.
Nhóm chuyên gia thuộc Đại học Nam Đan Mạch và Bảo tàng Quốc gia Đan Mạch mới thông báo kết quả nghiên cứu, phân tích một số mảnh thủy tinh và gốm thu được từ phòng thí nghiệm của Tycho Brahe. Ông là nhà giả kim và thiên văn học.
Sống vào thời Phục Hưng, Tycho Brahe (1546 - 1601) được coi là người sáng lập môn thiên văn quan sát trước khi có kính viễn vọng.
Kết quả kiểm tra những mảnh thủy tinh và gốm thu được từ phòng thí nghiệm của nhà giả kim Brahe cho thấy mức độ làm giàu của một số nguyên tố vi lượng: niken, đồng, kẽm, thiếc, antimon, vonfram, vàng, thủy ngân và chì.
Từ đây, nhóm nghiên cứu nhận định các nguyên tố trên, bao gồm vàng và thủy ngân thường được các nhà giả kim sử dụng để điều trị bệnh. Những nguyên tố này cũng được ông Brahe dùng trong các thí nghiệm.
Nhà vật lý và hóa học Kaare Lund Rasmussen từ Đại học Nam Đan Mạch cho biết: "Điều thú vị nhất là các nguyên tố được tìm thấy ở nồng độ cao hơn dự kiến, cho thấy sự làm giàu và cung cấp cái nhìn sâu sắc về các chất được sử dụng trong phòng thí nghiệm".
Trong số những yếu tố được phát hiện, các chuyên gia đã khám phá ra "thứ vượt thời gian" trong phòng làm việc của nhà giả kim sống vào thời Phục hưng là Vonfram.
Vonfram được biết tới là một chất rắn siêu việt, có nhiệt độ nóng chảy rất cao, áp suất hơi rất thấp và độ bền kéo cao nhất hiện nay. Nó cũng có khả năng chống ăn mòn cực tốt.
Vonfram được ứng dụng trong nhiều thiết bị hiện đại như dây tóc bóng đèn hay một số phần của tên lửa. Tuy nhiên, giới khoa học xác định được nguyên tố này từ năm 1781.
Do đó, việc phát hiện Vonfram trong phòng thí nghiệm của ông Brahe cho thấy nhà giả kim này đã khám phá ra nó từ khoảng 200 năm trước khi giới khoa học xác định được nó. Tuy nhiên, giới nghiên cứu hiện vẫn chưa thể lý giải mục đích sử dụng Vonfram trong các thí nghiệm của ông Brahe.
Một quan điểm cho rằng, ông Brahe đã vô tình tách Vonfram ra khỏi một khoáng chất mà không hay biết. Do đó, nhà giả kim này có thể không biết rõ những đặc điểm của Vonfram.
Mời độc giả xem video: Sản xuất thịt giá rẻ trong phòng thí nghiệm. Nguồn: THĐT1.