Vào năm 2009, các nhà nghiên cứu đã tiến hành lấy các mẫu đất tại cao nguyên Giza, bao gồm lõi trầm tích được khoan dưới chân các kim tự tháp gần cảng Khufu cổ đại, gần sông Nile. Qua đó, họ phát hiện người Ai Cập cổ đại gây ô nhiễm môi trường từ khoảng 4.600 năm trước.Cụ thể, kết quả nghiên cứu các mẫu vật lấy tại cao nguyên Giza cho thấy ô nhiễm đồng và asen do sử dụng các công cụ bằng kim loại, đặc biệt là những công cụ được sử dụng để xây dựng quần thể kim tự tháp. Đây được xem là bằng chứng sớm nhất về ô nhiễm kim loại tại Ai Cập.Các nhà khảo cổ học nghi ngờ nhánh sông hiện nay đã biến mất đã được người Ai Cập thời cổ đại dùng làm bến cảng để vận chuyển vật liệu trong quá trình xây dựng các kim tự tháp ở Giza từ hơn 5.000 năm trước.Một lực lượng lao động khổng lồ gồm khoảng 7.000 - 20.000 người, bao gồm người chép sử, thợ nề, thợ kim loại, thợ mộc, quản đốc... đã tham gia quá trình xây dựng kim tự tháp.Nghiên cứu mới của các chuyên gia chỉ ra các công cụ bằng đồng mà những người thợ sử dụng đã được pha trộn với asen để tăng độ bền cho lưỡi dao, đục và mũi khoan.Theo các chuyên gia, bến cảng đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển vật liệu để xây dựng các kim tự tháp ở Ai Cập cổ đại và là nơi sản xuất nhiều công cụ bằng đồng.Phát hiện mới nhất cho thấy tình trạng ô nhiễm kim loại tại khu vực này là vào khoảng năm 3265 trước Công nguyên, sớm hơn nhiều so với dự đoán ban đầu. Tình trạng ô nhiễm kim loại dường như đạt đỉnh điểm vào khoảng năm 2500 trước Công nguyên khi việc xây dựng kim tự tháp đang ở giai đoạn cuối và kéo dài đến khoảng năm 1000 trước Công nguyên.Các nhà nghiên cứu cho biết mức độ ô nhiễm kim loại cao hơn khoảng 5 - 6 lần so với hàm lượng kim loại tự nhiên được phát hiện trong môi trường.Hiện giới nghiên cứu vẫn chưa thể xác định người Ai Cập cổ đại chịu những tác động tiêu cực nào do ô nhiễm kim loại gây ra như nôn mửa, tiêu chảy... hay không cũng như cách họ đối phó với tình trạng này.Mời độc giả xem video: Bí ẩn lăng mộ nữ hoàng quyền lực nhất lịch sử Ai Cập cổ đại.
Vào năm 2009, các nhà nghiên cứu đã tiến hành lấy các mẫu đất tại cao nguyên Giza, bao gồm lõi trầm tích được khoan dưới chân các kim tự tháp gần cảng Khufu cổ đại, gần sông Nile. Qua đó, họ phát hiện người Ai Cập cổ đại gây ô nhiễm môi trường từ khoảng 4.600 năm trước.
Cụ thể, kết quả nghiên cứu các mẫu vật lấy tại cao nguyên Giza cho thấy ô nhiễm đồng và asen do sử dụng các công cụ bằng kim loại, đặc biệt là những công cụ được sử dụng để xây dựng quần thể kim tự tháp. Đây được xem là bằng chứng sớm nhất về ô nhiễm kim loại tại Ai Cập.
Các nhà khảo cổ học nghi ngờ nhánh sông hiện nay đã biến mất đã được người Ai Cập thời cổ đại dùng làm bến cảng để vận chuyển vật liệu trong quá trình xây dựng các kim tự tháp ở Giza từ hơn 5.000 năm trước.
Một lực lượng lao động khổng lồ gồm khoảng 7.000 - 20.000 người, bao gồm người chép sử, thợ nề, thợ kim loại, thợ mộc, quản đốc... đã tham gia quá trình xây dựng kim tự tháp.
Nghiên cứu mới của các chuyên gia chỉ ra các công cụ bằng đồng mà những người thợ sử dụng đã được pha trộn với asen để tăng độ bền cho lưỡi dao, đục và mũi khoan.
Theo các chuyên gia, bến cảng đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển vật liệu để xây dựng các kim tự tháp ở Ai Cập cổ đại và là nơi sản xuất nhiều công cụ bằng đồng.
Phát hiện mới nhất cho thấy tình trạng ô nhiễm kim loại tại khu vực này là vào khoảng năm 3265 trước Công nguyên, sớm hơn nhiều so với dự đoán ban đầu. Tình trạng ô nhiễm kim loại dường như đạt đỉnh điểm vào khoảng năm 2500 trước Công nguyên khi việc xây dựng kim tự tháp đang ở giai đoạn cuối và kéo dài đến khoảng năm 1000 trước Công nguyên.
Các nhà nghiên cứu cho biết mức độ ô nhiễm kim loại cao hơn khoảng 5 - 6 lần so với hàm lượng kim loại tự nhiên được phát hiện trong môi trường.
Hiện giới nghiên cứu vẫn chưa thể xác định người Ai Cập cổ đại chịu những tác động tiêu cực nào do ô nhiễm kim loại gây ra như nôn mửa, tiêu chảy... hay không cũng như cách họ đối phó với tình trạng này.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn lăng mộ nữ hoàng quyền lực nhất lịch sử Ai Cập cổ đại.