Khi nhắc đến nền văn minh Ai Cập cổ đại, nhiều người nghĩ ngay đến kim tự tháp và xác ướp. Ngoài những điều này, người Ai Cập còn để lại di sản để đời trong lĩnh vực y khoa.Theo các nhà nghiên cứu, trong khoảng 3.000 năm tồn tại, người Ai Cập thời cổ đại đã đạt được nhiều thành tựu từ phẫu thuật cho đến nha khoa, sản khoa, sản xuất chân tay giả...Người Ai Cập cổ đại coi trọng y học, thành lập các cơ sở học tập, nghiên cứu y khoa. Cả nam giới và nữ giới đều có thể trở thành thầy thuốc.Nhà sử học Hy Lạp Herodotus ghi chép về việc Ai Cập có nhiều thầy thuốc chuyên chữa trị các bệnh về răng miệng, mắt, hô hấp... Ở mỗi lĩnh vực, họ đều là những chuyên gia giàu kinh nghiệm.Đặc biệt, một số thầy thuốc người Ai Cập đã thực hiện những ca phẫu thuật đòi hỏi kỹ thuật cao trong điều trị ung thư não cho bệnh nhân từ hơn 4.000 năm trước.Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số xác ướp hàng ngàn tuổi của người Ai Cập cổ đại. Ở phần hộp sọ của những người này có dấu hiệu bị ung thư và dấu vết của những nỗ lực cứu chữa họ bằng việc thực hiện phẫu thuật.Trong số này, một hộp sọ thuộc về người đàn ông Ai Cập cổ đại qua đời khi khoảng 30 tuổi. Người này sống trong khoảng thời gian từ năm 2687 trước Công nguyên đến năm 2345 trước Công nguyên.Hộp sọ của người đàn ông trên có một tổn thương lớn phù hợp với sự phá hủy mô do sự phát triển của ung thư gây ra. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện hàng chục tổn thương di căn nhỏ hơn nhưng lan khắp hộp sọ của người này.Qua kiểm tra, các chuyên gia đi đến kết luận những vết cắt trên hộp sọ có thể được tạo ra bằng dụng cụ kim loại sắc nhọn quanh các vết thương nhỏ hơn này. Những vết cắt có rất ít hoặc không có dấu hiệu lành lại cho thấy cuộc phẫu thuật diễn ra vào lúc người đàn ông tử vong.Đây có thể là biện pháp cuối cùng của các thầy thuốc khi đó nhằm cố chữa trị căn bệnh ung thư cho bệnh nhân. Thầy thuốc ở Ai Cập cổ đại đã nỗ lực điều trị căn bệnh ung thư nhằm cứu sống bệnh nhân nhưng gặp nhiều khó khăn, thử thách.Mời độc giả xem video: Bí ẩn lăng mộ nữ hoàng quyền lực nhất lịch sử Ai Cập cổ đại.
Khi nhắc đến nền văn minh Ai Cập cổ đại, nhiều người nghĩ ngay đến kim tự tháp và xác ướp. Ngoài những điều này, người Ai Cập còn để lại di sản để đời trong lĩnh vực y khoa.
Theo các nhà nghiên cứu, trong khoảng 3.000 năm tồn tại, người Ai Cập thời cổ đại đã đạt được nhiều thành tựu từ phẫu thuật cho đến nha khoa, sản khoa, sản xuất chân tay giả...
Người Ai Cập cổ đại coi trọng y học, thành lập các cơ sở học tập, nghiên cứu y khoa. Cả nam giới và nữ giới đều có thể trở thành thầy thuốc.
Nhà sử học Hy Lạp Herodotus ghi chép về việc Ai Cập có nhiều thầy thuốc chuyên chữa trị các bệnh về răng miệng, mắt, hô hấp... Ở mỗi lĩnh vực, họ đều là những chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Đặc biệt, một số thầy thuốc người Ai Cập đã thực hiện những ca phẫu thuật đòi hỏi kỹ thuật cao trong điều trị ung thư não cho bệnh nhân từ hơn 4.000 năm trước.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số xác ướp hàng ngàn tuổi của người Ai Cập cổ đại. Ở phần hộp sọ của những người này có dấu hiệu bị ung thư và dấu vết của những nỗ lực cứu chữa họ bằng việc thực hiện phẫu thuật.
Trong số này, một hộp sọ thuộc về người đàn ông Ai Cập cổ đại qua đời khi khoảng 30 tuổi. Người này sống trong khoảng thời gian từ năm 2687 trước Công nguyên đến năm 2345 trước Công nguyên.
Hộp sọ của người đàn ông trên có một tổn thương lớn phù hợp với sự phá hủy mô do sự phát triển của ung thư gây ra. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện hàng chục tổn thương di căn nhỏ hơn nhưng lan khắp hộp sọ của người này.
Qua kiểm tra, các chuyên gia đi đến kết luận những vết cắt trên hộp sọ có thể được tạo ra bằng dụng cụ kim loại sắc nhọn quanh các vết thương nhỏ hơn này. Những vết cắt có rất ít hoặc không có dấu hiệu lành lại cho thấy cuộc phẫu thuật diễn ra vào lúc người đàn ông tử vong.
Đây có thể là biện pháp cuối cùng của các thầy thuốc khi đó nhằm cố chữa trị căn bệnh ung thư cho bệnh nhân. Thầy thuốc ở Ai Cập cổ đại đã nỗ lực điều trị căn bệnh ung thư nhằm cứu sống bệnh nhân nhưng gặp nhiều khó khăn, thử thách.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn lăng mộ nữ hoàng quyền lực nhất lịch sử Ai Cập cổ đại.