Năm 1982, một lão nông họ Khuất (ở huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) trong một lần lên núi thu hái thảo dược như thường lệ thì vô tình phát hiện một mảnh sắt vụn lạ.Nghĩ rằng đây là một miếng sắt vụn có thể bán lấy tiền, ông liền mang về nhà. Tuy nhiên sau khi lau sạch miếng sắt, ông vô cùng ngỡ ngàng khi nó có ánh vàng, có khắc chữ.Cho rằng mình đang giữ một báu vật, ông lão đã tìm gặp một người cán bộ trong thôn để nhờ xem đó là vật gì. Tuy nhiên, người này cũng không biết được trên miếng sắt này ghi chép gì. Cả hai đã quyết định tìm gặp một học giả ở địa phương để tìm kiếm về nguồn gốc của miếng sắt.Sau khi cơ quan di tích văn hóa địa phương nhìn thấy miếng sắt với nhiều ký tự được khắc bên trên, họ đã yêu cầu ông lão giữ lại nó, mặc dù có người trả giá ban đầu cho bảo vật này là 1.000 NDT.Những người chuyên buôn bán di vật bắt đầu trả giá liên tục để sở hữu bảo vật này. Giá cao nhất lên tới 100.000 NDT (tương đương với 360 triệu VNĐ). Nhưng cuối cùng ông đã giao lại miếng sắt này cho cơ quan di tích văn hóa địa phương.Khi các chuyên gia tìm hiểu thì biết được miếng sắt đó thực chất là hoàng đồng bì (tức một loại kim bài miễn tội). Nó có chiều dài khoảng 30 cm và rộng 8 cm. Trên cổ vật này có khắc chữ tinh xảo.Khi các chuyên gia tiến hành phục chế hoàng đồng bì khiến nó sáng bóng như mới, họ phát hiện cổ vật này có tới 98% là vàng tinh khiết. Mặt trước của hoàng đồng bì có khắc 63 ký tự.Nó được chế tác vô cùng tinh xảo nên chắc chắn là do thợ thủ công có tay nghề cao làm ra. Nội dung trên đấy nói đến việc nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc tự đặt cho mình một cái tên khác là Võ Chiếu.Tên gọi này ngầm ý rằng bà là Mặt trời và Mặt trăng chiếu xuống núi sông và dân chúng. Miếng vàng hình chữ nhật, dài 36,5 cm, rộng 8 cm, dày dưới 0,1 cm, nặng 233,5 gram.Vào ngày 7 tháng 7 năm 700, Võ Tắc Thiên đến Tung Sơn và sai đạo sĩ Hồ Siêu lập kim giản nhằm cầu tiêu trừ hết mọi tội lỗi. Miếng vàng mỏng tinh xảo này tượng trưng cho các vị thần với hy vọng thần linh sẽ tha thứ cho những tội ác mà Võ Tắc Thiên đã phạm phải trong những năm tháng nắm quyền sinh sát trong tay.Kể từ khi được tìm thấy, miếng vàng này được coi là bảo vật quốc gia vì đây là minh chứng rõ nhất cho tư tưởng về sự bất tử của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên, đồng thời có ý nghĩa lớn đối với công tác nghiên cứu về khảo cổ học.Trước đây, không phải là các nhà khảo cổ học chưa phát hiện ra những vật để cầu tiêu trừ tội lỗi. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên các chuyên gia thấy một miếng kim bài miễn tội được làm bằng vàng.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV
Năm 1982, một lão nông họ Khuất (ở huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) trong một lần lên núi thu hái thảo dược như thường lệ thì vô tình phát hiện một mảnh sắt vụn lạ.
Nghĩ rằng đây là một miếng sắt vụn có thể bán lấy tiền, ông liền mang về nhà. Tuy nhiên sau khi lau sạch miếng sắt, ông vô cùng ngỡ ngàng khi nó có ánh vàng, có khắc chữ.
Cho rằng mình đang giữ một báu vật, ông lão đã tìm gặp một người cán bộ trong thôn để nhờ xem đó là vật gì. Tuy nhiên, người này cũng không biết được trên miếng sắt này ghi chép gì. Cả hai đã quyết định tìm gặp một học giả ở địa phương để tìm kiếm về nguồn gốc của miếng sắt.
Sau khi cơ quan di tích văn hóa địa phương nhìn thấy miếng sắt với nhiều ký tự được khắc bên trên, họ đã yêu cầu ông lão giữ lại nó, mặc dù có người trả giá ban đầu cho bảo vật này là 1.000 NDT.
Những người chuyên buôn bán di vật bắt đầu trả giá liên tục để sở hữu bảo vật này. Giá cao nhất lên tới 100.000 NDT (tương đương với 360 triệu VNĐ). Nhưng cuối cùng ông đã giao lại miếng sắt này cho cơ quan di tích văn hóa địa phương.
Khi các chuyên gia tìm hiểu thì biết được miếng sắt đó thực chất là hoàng đồng bì (tức một loại kim bài miễn tội). Nó có chiều dài khoảng 30 cm và rộng 8 cm. Trên cổ vật này có khắc chữ tinh xảo.
Khi các chuyên gia tiến hành phục chế hoàng đồng bì khiến nó sáng bóng như mới, họ phát hiện cổ vật này có tới 98% là vàng tinh khiết. Mặt trước của hoàng đồng bì có khắc 63 ký tự.
Nó được chế tác vô cùng tinh xảo nên chắc chắn là do thợ thủ công có tay nghề cao làm ra. Nội dung trên đấy nói đến việc nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc tự đặt cho mình một cái tên khác là Võ Chiếu.
Tên gọi này ngầm ý rằng bà là Mặt trời và Mặt trăng chiếu xuống núi sông và dân chúng. Miếng vàng hình chữ nhật, dài 36,5 cm, rộng 8 cm, dày dưới 0,1 cm, nặng 233,5 gram.
Vào ngày 7 tháng 7 năm 700, Võ Tắc Thiên đến Tung Sơn và sai đạo sĩ Hồ Siêu lập kim giản nhằm cầu tiêu trừ hết mọi tội lỗi. Miếng vàng mỏng tinh xảo này tượng trưng cho các vị thần với hy vọng thần linh sẽ tha thứ cho những tội ác mà Võ Tắc Thiên đã phạm phải trong những năm tháng nắm quyền sinh sát trong tay.
Kể từ khi được tìm thấy, miếng vàng này được coi là bảo vật quốc gia vì đây là minh chứng rõ nhất cho tư tưởng về sự bất tử của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên, đồng thời có ý nghĩa lớn đối với công tác nghiên cứu về khảo cổ học.
Trước đây, không phải là các nhà khảo cổ học chưa phát hiện ra những vật để cầu tiêu trừ tội lỗi. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên các chuyên gia thấy một miếng kim bài miễn tội được làm bằng vàng.