1. BT Lịch sử Quốc gia là nơi lưu giữ nhiều hiện vật đặc sắc của văn hóa Sa Huỳnh, nền văn hóa của cư dân nông nghiệp ven biển ven Nam Trung Bộ nước ta cách đây 3.000 - 2.500 năm. Hiện vật điển hình của nền văn hóa này này những chiếc chum lớn dùng trong táng thức, gọi là mộ chum.Mộ chum Sa Huỳnh đa dạng về kích thước và kiểu dáng. Các hình thức mai táng gắn với loại quan tài bằng đất nung này rất phong phú, gồm cải táng, hoả táng, hung táng trẻ em và mộ tượng trưng. Trong mộ luôn có đồ tuỳ táng gồm đồ gốm, công cụ đá, công cụ sắt, đồng và đồ trang sức...Cư dân văn hóa Đồng Nai (cách ngày nay 2.000 đến 2.500 năm) cũng sử dụng hình thức mai táng gần với văn hóa Sa Huỳnh, đó là dùng mộ vò. Vò mai táng của cư dân văn hóa Đồng Nai Kiểu dáng của các mộ vò không đồng nhất. Có vò hình cầu, trông giống như một chiếc gáo dừa khổng lồ.Những chiếc vò này có kích thước lớn, đủ để chứa thi hài một người chết. Trong mộ vò, di cốt người được phát hiện khá đầy đủ. Người chết được chôn theo tư thế ngồi bó gối hoặc hỏa táng rồi đưa di cốt vào vò. Nhiều đồ tùy táng được chôn bên trong hoặc ngoài mộ, chủ yếu là đồ gốm.2. Mộ cổ Châu Can là một hiện vật đặc biệt, từng xuất hiện trong trưng bày chuyên đề "Báu vật Khảo cổ" ở BT Lịch sử Quốc gia. Ngôi mộ cổ này nằm trong nhóm mộ được phát hiện và khai quật vào tháng 9/1974 tại xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây Cũ, nay là thành phố Hà Nội.Mộ có quan tài là thân cây gỗ được bổ dọc, khoét rỗng, nửa dày làm thân, nửa mỏng làm nắp, dài 2 mét. Bên trong quan tài, người quá cố được đặt nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, hai tay đặt song song với thân người bọc bằng những lớp vải mỏng hoặc lớp lá chẻ nhỏ đan lại một cách cẩn thận.Tình trạng của bộ hài cốt còn khá nguyên vẹn. Theo giám định, đây là một người đàn ông khoảng 60 tuổi, cao khoảng 1,65 mét, thể chất khỏe mạnh. Đây là một trong hai bộ xương ở được bảo quản rất tốt ở khu mộ cổ Châu Can..Đồ tùy táng được xếp tập trung về phía chân gồm đồ gốm, đồ đồng, đồ tre, nứa và gỗ. Kết quả nghiên cứu về di tích, di vật và táng tục cho thấy chủ nhân mộ cổ Châu Can là cư dân văn hóa Đông Sơn, niên đại cách ngày nay khoảng 2.300 năm.3. Có niên đại cách ngày nay 2.500 năm, mộ thuyền Việt Khê được đánh giá là ngôi mộ cổ nhất và đẹp nhất của nền văn hóa Đông Sơn. Hiện vật được tìm thấy năm 1961 trong một nhóm mộ táng ở thôn Việt Khê, xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.Mộ làm bằng thân cây khoét rỗng, có chiều dài 476 cm, rộng 77 cm, dày 6 cm, sâu 39 cm, là ngôi mộ lớn và nguyên vẹn nhất trong số những mộ thuyền Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam. Đặc biệt, trong mộ chứa 107 đồ tùy táng, kỷ lục về số lượng đồ tùy táng trong một ngôi mộ Đông Sơn.Đồ tùy táng trong mộ gồm có công cụ lao động và vũ khí chiến đấu như rìu, giáo, lao, dao găm, kiếm, dùi, đục, giũa… Đồ dùng sinh hoạt có: thố, thạp, âu, đỉnh, bình, ấm, muôi… Nhạc khí có: chuông đồng, trống đồng, nhạc đồng…Các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá, mộ thuyền Việt Khê là một phát hiện khảo cổ học đặc biệt. Ngôi mộ là minh chứng điển hình cho táng thức và táng tục của cư dân Đông Sơn giai đoạn sớm, đồng thời đưa đến hình dung trực quan, sinh động về đời sống văn hóa của người Việt cổ.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
1. BT Lịch sử Quốc gia là nơi lưu giữ nhiều hiện vật đặc sắc của văn hóa Sa Huỳnh, nền văn hóa của cư dân nông nghiệp ven biển ven Nam Trung Bộ nước ta cách đây 3.000 - 2.500 năm. Hiện vật điển hình của nền văn hóa này này những chiếc chum lớn dùng trong táng thức, gọi là mộ chum.
Mộ chum Sa Huỳnh đa dạng về kích thước và kiểu dáng. Các hình thức mai táng gắn với loại quan tài bằng đất nung này rất phong phú, gồm cải táng, hoả táng, hung táng trẻ em và mộ tượng trưng. Trong mộ luôn có đồ tuỳ táng gồm đồ gốm, công cụ đá, công cụ sắt, đồng và đồ trang sức...
Cư dân văn hóa Đồng Nai (cách ngày nay 2.000 đến 2.500 năm) cũng sử dụng hình thức mai táng gần với văn hóa Sa Huỳnh, đó là dùng mộ vò. Vò mai táng của cư dân văn hóa Đồng Nai Kiểu dáng của các mộ vò không đồng nhất. Có vò hình cầu, trông giống như một chiếc gáo dừa khổng lồ.
Những chiếc vò này có kích thước lớn, đủ để chứa thi hài một người chết. Trong mộ vò, di cốt người được phát hiện khá đầy đủ. Người chết được chôn theo tư thế ngồi bó gối hoặc hỏa táng rồi đưa di cốt vào vò. Nhiều đồ tùy táng được chôn bên trong hoặc ngoài mộ, chủ yếu là đồ gốm.
2. Mộ cổ Châu Can là một hiện vật đặc biệt, từng xuất hiện trong trưng bày chuyên đề "Báu vật Khảo cổ" ở BT Lịch sử Quốc gia. Ngôi mộ cổ này nằm trong nhóm mộ được phát hiện và khai quật vào tháng 9/1974 tại xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây Cũ, nay là thành phố Hà Nội.
Mộ có quan tài là thân cây gỗ được bổ dọc, khoét rỗng, nửa dày làm thân, nửa mỏng làm nắp, dài 2 mét. Bên trong quan tài, người quá cố được đặt nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, hai tay đặt song song với thân người bọc bằng những lớp vải mỏng hoặc lớp lá chẻ nhỏ đan lại một cách cẩn thận.
Tình trạng của bộ hài cốt còn khá nguyên vẹn. Theo giám định, đây là một người đàn ông khoảng 60 tuổi, cao khoảng 1,65 mét, thể chất khỏe mạnh. Đây là một trong hai bộ xương ở được bảo quản rất tốt ở khu mộ cổ Châu Can..
Đồ tùy táng được xếp tập trung về phía chân gồm đồ gốm, đồ đồng, đồ tre, nứa và gỗ. Kết quả nghiên cứu về di tích, di vật và táng tục cho thấy chủ nhân mộ cổ Châu Can là cư dân văn hóa Đông Sơn, niên đại cách ngày nay khoảng 2.300 năm.
3. Có niên đại cách ngày nay 2.500 năm, mộ thuyền Việt Khê được đánh giá là ngôi mộ cổ nhất và đẹp nhất của nền văn hóa Đông Sơn. Hiện vật được tìm thấy năm 1961 trong một nhóm mộ táng ở thôn Việt Khê, xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Mộ làm bằng thân cây khoét rỗng, có chiều dài 476 cm, rộng 77 cm, dày 6 cm, sâu 39 cm, là ngôi mộ lớn và nguyên vẹn nhất trong số những mộ thuyền Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam. Đặc biệt, trong mộ chứa 107 đồ tùy táng, kỷ lục về số lượng đồ tùy táng trong một ngôi mộ Đông Sơn.
Đồ tùy táng trong mộ gồm có công cụ lao động và vũ khí chiến đấu như rìu, giáo, lao, dao găm, kiếm, dùi, đục, giũa… Đồ dùng sinh hoạt có: thố, thạp, âu, đỉnh, bình, ấm, muôi… Nhạc khí có: chuông đồng, trống đồng, nhạc đồng…
Các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá, mộ thuyền Việt Khê là một phát hiện khảo cổ học đặc biệt. Ngôi mộ là minh chứng điển hình cho táng thức và táng tục của cư dân Đông Sơn giai đoạn sớm, đồng thời đưa đến hình dung trực quan, sinh động về đời sống văn hóa của người Việt cổ.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.