Ngày 23/8/1945, cuộc Cách mạng tháng 8 ở Huế giành thắng lợi. Cố đô Huế tràn ngập cờ đỏ sao vàng. Hàng vạn người dân và các đội cứu quốc quân diễu hành khắp các ngả đường, hô vang khẩu hiệu: “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Nước Việt Nam của người Việt Nam”.Ngày 30/8/1945, tại cửa Ngọ Môn ở Hoàng thành Huế diễn ra buổi lễ thoái vị của vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn. Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm ở Việt Nam.Trong buổi lễ, vua Bảo Đại đã đọc Chiếu thoái vị và trao hai vật tượng trưng cho vương quyền là chiếc ấn và thanh kiếm cho đại diện Chính phủ Lâm thời và Việt Minh để trở về làm dân của một nước độc lập.Chiếu thoái vị của cựu hoàng Bảo Đại có câu: "Riêng về phần Trẫm, trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm đã trải qua bao nhiêu cay đắng. Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị".Về thời khắc này, ông Phạm Khắc Hòe, bấy giờ là Đổng lý Ngự tiền văn phòng của vua Bảo Đại, ghi lại trong hồi ký của mình (Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, Nxb Hà Nội, 1984) như sau: "…Bảo Đại đọc tờ Chiếu thoái vị một cách xúc động có khi tắt cả tiếng..."."...Bảo Đại đọc xong thì trên kỳ đài cờ vàng của nhà vua từ từ hạ xuống và lá cờ nền đỏ thắm tươi long lanh năm cánh sao vàng được kéo lên giữa tiếng vỗ tay, những tiếng hoan hô như sấm cắt ngang bởi 21 phát súng lệnh vang lên chào quốc kỳ mới của Tổ quốc hồi sinh..."."...Tiếng súng lệnh chấm dứt. Bảo Đại hai tay đưa lên trao cho ông Trưởng đoàn Đại biểu chính phủ quốc ấn bằng vàng nặng gần mười ki lô gam và chiếc quốc kiếm để trong vỏ bằng vàng nạm ngọc. Rồi ông Trần Huy Liệu đọc bản tuyên bố của Đoàn đại biểu Chính phủ…”.Từ giây phút này, chính quyền đã về tay nhân dân. Niềm vui của người Huế vỡ òa, bởi đây là thắng lợi trong bộn bề khó khăn do Huế là kinh đô của nhà nước phong kiến, vừa là thủ phủ của chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim và cũng là nơi đặt cơ quan cai trị của quân đội Nhật.Cũng vì vậy, thắng lợi của Cách mạng tháng 8 ở Huế đã góp phần quyết định vào thắng lợi trọn vẹn của Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng 8 trong cả nước.Hơn 70 năm sau buổi lễ thoái vị lịch sử của vua Bảo Đại, cửa Ngọ Môn vẫn giữ diện mạo cổ kính, uy nghiêm vốn có từ khi được xây dựng cách đây gần 200 năm.Điều khác biệt là ý nghĩa biểu tượng của công trình này đã thay đổi: Từ một biểu tượng của chế độ quân chủ chuyên chế trở thành biểu tượng của một Di sản thế giới, được du khách từ khắp năm châu ghé thăm.Con đường phía trước Ngọ Môn cũng được đặt tên là đường 23 tháng 8 để ghi nhớ ngày lịch sử sang trang ở Cố đô Huế.
Ngày 23/8/1945, cuộc Cách mạng tháng 8 ở Huế giành thắng lợi. Cố đô Huế tràn ngập cờ đỏ sao vàng. Hàng vạn người dân và các đội cứu quốc quân diễu hành khắp các ngả đường, hô vang khẩu hiệu: “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Nước Việt Nam của người Việt Nam”.
Ngày 30/8/1945, tại cửa Ngọ Môn ở Hoàng thành Huế diễn ra buổi lễ thoái vị của vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn. Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm ở Việt Nam.
Trong buổi lễ, vua Bảo Đại đã đọc Chiếu thoái vị và trao hai vật tượng trưng cho vương quyền là chiếc ấn và thanh kiếm cho đại diện Chính phủ Lâm thời và Việt Minh để trở về làm dân của một nước độc lập.
Chiếu thoái vị của cựu hoàng Bảo Đại có câu: "Riêng về phần Trẫm, trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm đã trải qua bao nhiêu cay đắng. Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị".
Về thời khắc này, ông Phạm Khắc Hòe, bấy giờ là Đổng lý Ngự tiền văn phòng của vua Bảo Đại, ghi lại trong hồi ký của mình (Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, Nxb Hà Nội, 1984) như sau: "…Bảo Đại đọc tờ Chiếu thoái vị một cách xúc động có khi tắt cả tiếng...".
"...Bảo Đại đọc xong thì trên kỳ đài cờ vàng của nhà vua từ từ hạ xuống và lá cờ nền đỏ thắm tươi long lanh năm cánh sao vàng được kéo lên giữa tiếng vỗ tay, những tiếng hoan hô như sấm cắt ngang bởi 21 phát súng lệnh vang lên chào quốc kỳ mới của Tổ quốc hồi sinh...".
"...Tiếng súng lệnh chấm dứt. Bảo Đại hai tay đưa lên trao cho ông Trưởng đoàn Đại biểu chính phủ quốc ấn bằng vàng nặng gần mười ki lô gam và chiếc quốc kiếm để trong vỏ bằng vàng nạm ngọc. Rồi ông Trần Huy Liệu đọc bản tuyên bố của Đoàn đại biểu Chính phủ…”.
Từ giây phút này, chính quyền đã về tay nhân dân. Niềm vui của người Huế vỡ òa, bởi đây là thắng lợi trong bộn bề khó khăn do Huế là kinh đô của nhà nước phong kiến, vừa là thủ phủ của chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim và cũng là nơi đặt cơ quan cai trị của quân đội Nhật.
Cũng vì vậy, thắng lợi của Cách mạng tháng 8 ở Huế đã góp phần quyết định vào thắng lợi trọn vẹn của Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng 8 trong cả nước.
Hơn 70 năm sau buổi lễ thoái vị lịch sử của vua Bảo Đại, cửa Ngọ Môn vẫn giữ diện mạo cổ kính, uy nghiêm vốn có từ khi được xây dựng cách đây gần 200 năm.
Điều khác biệt là ý nghĩa biểu tượng của công trình này đã thay đổi: Từ một biểu tượng của chế độ quân chủ chuyên chế trở thành biểu tượng của một Di sản thế giới, được du khách từ khắp năm châu ghé thăm.
Con đường phía trước Ngọ Môn cũng được đặt tên là đường 23 tháng 8 để ghi nhớ ngày lịch sử sang trang ở Cố đô Huế.