Nằm trên đỉnh đồi Bà Nài ở phường Phú Hài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Lầu Ông Hoàng là một danh nổi tiếng gắn với mối tình của nhà thơ Hàn Mặc Tử và nàng Mộng Cầm.Theo lời kể được ghi lại, khi nàng Mộng Cầm còn là một thiếu nữ đang theo học trường Pline Exercices ở Phan Thiết, nhờ có khiếu làm văn thơ hay nên tên nàng thường được xuất hiện trên các trên các mặt báo thời bấy giờ.Nhờ những vần thơ đó, Hàn Mạc Tử đã biết đến và làm quen với nàng. Về sau, có một lần Hàn Mạc Tử từ Quy Nhơn vào Phan Thiết chơi và ngỏ ý muốn nàng dẫn mình đến một nơi có cảnh đẹp nhất ở đây để đi chơi.Nơi mà nàng Mộng Cầm dẫn ông đến chính là Lầu Ông Hoàng, địa điểm có thể bao quát trong tầm mắt khung cảnh thơ mộng của biển xanh mênh mông, Mũi Né hoang sơ và thị xã Phan Thiết rực sáng ánh đèn.Về sau, Hàn Mạc Tử đã qua đời do bệnh tật và đã để lại cho đời rất nhiều những áng văn hay, trong đó có nhiều bài thơ viết về nàng Mộng Cầm, mà nổi tiếng nhất là bài “Phan Thiết Phan Thiết”.Trong bài thơ này, Hàn Mặc Tử ví mình như chim phượng hoàng, bay qua nhiều cung trời để rồi rớt xuống một cù lao, sau nhiều năm tu luyện đã thành chánh quả, ông theo thất tinh chỉ hướng để đi tìm một người thục nữ.Bài thơ có đoạn: “Lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng / Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang / Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết / Ôi trời ôi! là Phan Thiết Phan Thiết / Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi”.Ngày nay, Lầu Ông Hoàng chỉ còn là cái tên. Ít ai biết xưa kia, tên gọi Lầu Ông Hoàng được dành cho tòa dinh thự hoành tráng bậc nhất Phan Thiết nằm trên quả đồi này.Chuyện bắt đầu vào năm 1911, khi Công tước De Montpensier qua Việt Nam du lịch và săn bắn. Nhận thấy phong cảnh tại Phan Thiết rất hữu tình, ông đã mua lại mảnh đất rộng hơn 500 mét vuông trên đồi Bà Nà để xây tòa biệt thự 13 phòng ngủ.Tháng 7/1917, Công tước De Montpensier bán lại biệt thự cho một chủ khách sạn người Pháp tên là Prasetts. Sau này, vua Bảo Đại mới mua lại nó làm tư dinh của mình.Tên gọi Lầu Ông Hoàng có thể xuất phát từ cách gọi dân dã của người dân về sự sang trọng của vị quý tộc Pháp cư ngụ ở đây, hoặc phản ánh chuyện ông hoàng Bảo Đại từng cư ngụ tại dinh thự này.Sau năm 1945, quân Pháp đã xây dựng một hệ thống lô cốt quanh Lầu Ông Hoàng để canh giữ toàn vùng Phan Thiết. Những năm tháng chiến tranh, khu biệt thự hoành tráng bị phá hủy hoàn toàn. Những công trình còn lại đến nay là hệ thống đồn bốt Pháp cũ.Nhìn khung cảnh hoang phế ở Lầu Ông Hoàng, hẳn những người từng biết về câu chuyện lịch sử gắn với địa danh này không khỏi chạnh lòng trước sự phũ phàng của dòng thời gian...Mời quý độc giả xem video: Bình Thuận - Điểm Dừng Chân Cho Những Phượt Thủ | VTV Review.
Nằm trên đỉnh đồi Bà Nài ở phường Phú Hài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Lầu Ông Hoàng là một danh nổi tiếng gắn với mối tình của nhà thơ Hàn Mặc Tử và nàng Mộng Cầm.
Theo lời kể được ghi lại, khi nàng Mộng Cầm còn là một thiếu nữ đang theo học trường Pline Exercices ở Phan Thiết, nhờ có khiếu làm văn thơ hay nên tên nàng thường được xuất hiện trên các trên các mặt báo thời bấy giờ.
Nhờ những vần thơ đó, Hàn Mạc Tử đã biết đến và làm quen với nàng. Về sau, có một lần Hàn Mạc Tử từ Quy Nhơn vào Phan Thiết chơi và ngỏ ý muốn nàng dẫn mình đến một nơi có cảnh đẹp nhất ở đây để đi chơi.
Nơi mà nàng Mộng Cầm dẫn ông đến chính là Lầu Ông Hoàng, địa điểm có thể bao quát trong tầm mắt khung cảnh thơ mộng của biển xanh mênh mông, Mũi Né hoang sơ và thị xã Phan Thiết rực sáng ánh đèn.
Về sau, Hàn Mạc Tử đã qua đời do bệnh tật và đã để lại cho đời rất nhiều những áng văn hay, trong đó có nhiều bài thơ viết về nàng Mộng Cầm, mà nổi tiếng nhất là bài “Phan Thiết Phan Thiết”.
Trong bài thơ này, Hàn Mặc Tử ví mình như chim phượng hoàng, bay qua nhiều cung trời để rồi rớt xuống một cù lao, sau nhiều năm tu luyện đã thành chánh quả, ông theo thất tinh chỉ hướng để đi tìm một người thục nữ.
Bài thơ có đoạn: “Lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng / Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang / Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết / Ôi trời ôi! là Phan Thiết Phan Thiết / Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi”.
Ngày nay, Lầu Ông Hoàng chỉ còn là cái tên. Ít ai biết xưa kia, tên gọi Lầu Ông Hoàng được dành cho tòa dinh thự hoành tráng bậc nhất Phan Thiết nằm trên quả đồi này.
Chuyện bắt đầu vào năm 1911, khi Công tước De Montpensier qua Việt Nam du lịch và săn bắn. Nhận thấy phong cảnh tại Phan Thiết rất hữu tình, ông đã mua lại mảnh đất rộng hơn 500 mét vuông trên đồi Bà Nà để xây tòa biệt thự 13 phòng ngủ.
Tháng 7/1917, Công tước De Montpensier bán lại biệt thự cho một chủ khách sạn người Pháp tên là Prasetts. Sau này, vua Bảo Đại mới mua lại nó làm tư dinh của mình.
Tên gọi Lầu Ông Hoàng có thể xuất phát từ cách gọi dân dã của người dân về sự sang trọng của vị quý tộc Pháp cư ngụ ở đây, hoặc phản ánh chuyện ông hoàng Bảo Đại từng cư ngụ tại dinh thự này.
Sau năm 1945, quân Pháp đã xây dựng một hệ thống lô cốt quanh Lầu Ông Hoàng để canh giữ toàn vùng Phan Thiết. Những năm tháng chiến tranh, khu biệt thự hoành tráng bị phá hủy hoàn toàn. Những công trình còn lại đến nay là hệ thống đồn bốt Pháp cũ.
Nhìn khung cảnh hoang phế ở Lầu Ông Hoàng, hẳn những người từng biết về câu chuyện lịch sử gắn với địa danh này không khỏi chạnh lòng trước sự phũ phàng của dòng thời gian...
Mời quý độc giả xem video: Bình Thuận - Điểm Dừng Chân Cho Những Phượt Thủ | VTV Review.