Ngày 25/4/2015, hơn 700 nhà leo núi bị mắc kẹt trên đường lên đỉnh Everest do một vụ lở tuyết đã chặn tất cả các lối xuống chân núi. Trận tuyết lở này là hệ quả của cơn động đất 7.8 độ richter làm rung chuyển thủ đô Kathmandu của Nepal. Vụ việc này thu hút rất nhiều sự quan tâm của truyền thông thời điểm đó.Ngay sáng hôm sau, phi đội gồm sáu máy bay trực thăng đã đưa 22 người bị thương nặng nhất đến Kathmandu điều trị. Tuy nhiên, thời tiết xấu và hệ thống liên lạc trục trặc đã khiến công tác giải cứu bị chậm trễ. Hơn 20 người đã thiệt mạng do băng và đá nghiền nát trại của họ.Cũng là một sự cố du lịch trên núi, lực lượng cảnh sát Tokyo (Nhật Bản) đã giải cứu 13 nạn nhân bị mắc kẹt trên một ngọn núi tại thị trấn Okutama, phía tây thủ đô Tokyo vào ngày 24/3 năm nay.Trước đó, cơ quan khí tượng Nhật Bản đã dự báo tuyết có thể rơi dày tới 20 cm tại khu vực này. Tuy nhiên, các nạn nhân được tìm thấy chỉ mặc quần áo mỏng và không đi giày leo núi. Một nửa trong số họ đã không thể tự di chuyển và phải nhờ sự tới trợ giúp của máy bay trực thăng trước khi được đưa đến bệnh viện.Ngay ngày 21/6 vừa qua, khoảng 400 du khách đã được phen “thót tim” khi bị kẹt lại ở độ cao gần 3 km so với mực nước biển. Nguyên nhân là do hệ thống cáp treo ở Piz Gloria nằm trên đỉnh núi Schilthorn (Thụy Sĩ) gặp trục trặc kỹ thuật.Sau khi sự cố xảy ra, các du khách đã được đưa sang cáp treo riêng biệt đến một sườn núi gần đó. Tại đây, có bốn chiếc trực thăng chở họ tới trạm trượt tuyết Muerren ở chân núi. 400 du khách đã an toàn sau sự cố này.Không chỉ trên thế giới, ngay tại các điểm du lịch ở Việt Nam cũng xảy ra những sự cố mắc kẹt. Đầu năm nay, du khách người Anh - Stephen - đã bị kẹt trong hẻm núi đá tại Cát Bà (Hải Phòng). Vị trí ông Stephen mắc kẹt nằm ở nơi có địa hình núi đá tai mèo dốc đứng, giáp biển, không có người hay tàu thuyền qua lại. Sau hơn một giờ, công tác giải cứu mới thành công.Chiều 19/6, ba du khách người Philippines trekking tại bán đảo Sơn Trà (Đã Nẵng) đã bị lạc nhau tại đoạn cây đa nghìn năm đến Mũi Nghê. May mắn đến tối cùng ngày, du khách bị lạc đã được nhóm ngư dân phát hiện tại ghềnh đá ven đảo và nhanh chóng đưa ra khỏi khu vực nguy hiểm.Gần đây nhất, vụ mất tích của đội bóng Thái Lan tại hang Tham Luang là một lời cảnh báo tới những người yêu thích du lịch. Kiểm tra thời tiết, luôn cẩn trọng với các biển báo và thông báo của chính quyền địa phương sẽ giúp bạn tránh khỏi những sự cố đáng tiếc.
Ngày 25/4/2015, hơn 700 nhà leo núi bị mắc kẹt trên đường lên đỉnh Everest do một vụ lở tuyết đã chặn tất cả các lối xuống chân núi. Trận tuyết lở này là hệ quả của cơn động đất 7.8 độ richter làm rung chuyển thủ đô Kathmandu của Nepal. Vụ việc này thu hút rất nhiều sự quan tâm của truyền thông thời điểm đó.
Ngay sáng hôm sau, phi đội gồm sáu máy bay trực thăng đã đưa 22 người bị thương nặng nhất đến Kathmandu điều trị. Tuy nhiên, thời tiết xấu và hệ thống liên lạc trục trặc đã khiến công tác giải cứu bị chậm trễ. Hơn 20 người đã thiệt mạng do băng và đá nghiền nát trại của họ.
Cũng là một sự cố du lịch trên núi, lực lượng cảnh sát Tokyo (Nhật Bản) đã giải cứu 13 nạn nhân bị mắc kẹt trên một ngọn núi tại thị trấn Okutama, phía tây thủ đô Tokyo vào ngày 24/3 năm nay.
Trước đó, cơ quan khí tượng Nhật Bản đã dự báo tuyết có thể rơi dày tới 20 cm tại khu vực này. Tuy nhiên, các nạn nhân được tìm thấy chỉ mặc quần áo mỏng và không đi giày leo núi. Một nửa trong số họ đã không thể tự di chuyển và phải nhờ sự tới trợ giúp của máy bay trực thăng trước khi được đưa đến bệnh viện.
Ngay ngày 21/6 vừa qua, khoảng 400 du khách đã được phen “thót tim” khi bị kẹt lại ở độ cao gần 3 km so với mực nước biển. Nguyên nhân là do hệ thống cáp treo ở Piz Gloria nằm trên đỉnh núi Schilthorn (Thụy Sĩ) gặp trục trặc kỹ thuật.
Sau khi sự cố xảy ra, các du khách đã được đưa sang cáp treo riêng biệt đến một sườn núi gần đó. Tại đây, có bốn chiếc trực thăng chở họ tới trạm trượt tuyết Muerren ở chân núi. 400 du khách đã an toàn sau sự cố này.
Không chỉ trên thế giới, ngay tại các điểm du lịch ở Việt Nam cũng xảy ra những sự cố mắc kẹt. Đầu năm nay, du khách người Anh - Stephen - đã bị kẹt trong hẻm núi đá tại Cát Bà (Hải Phòng). Vị trí ông Stephen mắc kẹt nằm ở nơi có địa hình núi đá tai mèo dốc đứng, giáp biển, không có người hay tàu thuyền qua lại. Sau hơn một giờ, công tác giải cứu mới thành công.
Chiều 19/6, ba du khách người Philippines trekking tại bán đảo Sơn Trà (Đã Nẵng) đã bị lạc nhau tại đoạn cây đa nghìn năm đến Mũi Nghê. May mắn đến tối cùng ngày, du khách bị lạc đã được nhóm ngư dân phát hiện tại ghềnh đá ven đảo và nhanh chóng đưa ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Gần đây nhất, vụ mất tích của đội bóng Thái Lan tại hang Tham Luang là một lời cảnh báo tới những người yêu thích du lịch. Kiểm tra thời tiết, luôn cẩn trọng với các biển báo và thông báo của chính quyền địa phương sẽ giúp bạn tránh khỏi những sự cố đáng tiếc.