Angkor Wat (Campuchia): Đây từng là một thành phố rộng lớn với hệ thống đường xá, nhà cửa, kênh rạch, ao và đền trải khắp vùng nông thôn Campuchia. Rome (Italy): Đấu trường La Mã gần 2.000 năm tuổi nằm giữa thành phố hiện đại là một trong những khu vực gợi nhớ cho du khách về kỷ nguyên cũ đầy vinh quang của thành Rome. Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ): Thánh đường Hagia Sophia - trung tâm lịch sử của Istanbul - nằm cách cung điện Topkapi của Đế quốc Ottoman (trong ảnh) một quãng đường ngắn. Đây là nơi cất giữ nhiều hiện vật, bao gồm cây gậy của nhà tiên tri Moses. Bagan (Myanmar): Thành phố cổ Bagan là một quần thể gồm hơn 2.000 ngôi đền Phật giáo được xây dựng vào thế kỷ 11, nằm dọc theo sông Irrawaddy. Tikal (Guatemala): Ẩn mình giữa những khu rừng của Guatemala, Tikal từng là một thành trì của người Maya, là tấm gương phản chiếu hơn 1.000 năm thành tựu văn hóa, khởi nguồn từ năm 600 TCN. Công trình trong ảnh là một trong những ngôi đền nổi tiếng nhất tại khu vực - đền Tikal I, hay đền Great Jaguar. Cairo (Ai Cập): Cùng với quần thể kim tự tháp Giza ở ngoại ô thành phố, Cairo đã trải qua lịch sử hơn 1.000 năm. Trong ảnh là đường Al-Mu’izz al-Din Illah, một trong những con đường lịch sử quan trọng nhất tại khu Hồi giáo ở Cairo. Persopolis (Iran): Khi Iran dần mở cửa lại với du lịch phương Tây, Persopolis đã từng bước lấy lại sự quyến rũ của mình với du khách. Thành phố được thành lập vào năm 518 TCN, dưới triều đại Darius I - người cai trị Đế chế Achaemenian của người Ba Tư cổ, sau đó phát triển lớn mạnh cho tới khi Alexander Đại Đế chiếm giữ 2 thế kỷ sau. Kyoto (Nhật Bản): Từng là thủ đô của đế quốc Nhật Bản hơn 1.000 năm, Kyoto có cách riêng để vừa giữ gìn và trân trọng những truyền thống cũ, vừa hân hoan chào đón những điều mới. Có hơn 1.000 ngôi đền Phật giáo và đền Shinto trong thành phố được bảo tồn rất tốt. Bắc Kinh (Trung Quốc): Thủ đô của Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào kiến trúc hiện đại suốt 2 thập kỷ qua, nhưng không tòa nhà mới nào có thể huy hoàng như khu vực di sản lịch sử của thành phố, bao gồm Tử Cấm Thành. Timbuktu (Mali): Trước khi sa mạc Sahara gần như nuốt chửng cả thành phố, và trước khi thực dân Pháp quét qua, Timbuktu từng là một trong những trung tâm giáo dục quan trọng nhất thế giới. Những người gìn giữ các bản thảo sót lại vẫn sử dụng kỹ thuật cũ để bảo quản chúng, giống những thủ thư trước kia. Machu Picchu (Peru): Tọa lạc ở độ cao khoảng 2.438 m trên dãy Andes, thành phố Machu Picchu bí ẩn được xây dựng hơn 500 năm trước, giờ đây thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi ngày. Athens (Hy Lạp): Các công trình cổ của Athens hòa hợp đến kinh ngạc với Athens hiện đại. Du khách có thể tìm thấy các quán cà phê và cửa hàng trên khu phố đi bộ dưới thành Acropolis, khiến di tích này trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của người dân Athens. Petra (Jordan): Với niên đại từ khoảng năm 300 TCN, Petra nổi tiếng với những tòa nhà ấn tượng khắc vào vách đá sa thạch đỏ. Bao quanh thành phố cổ là các hẻm núi, tạo ra một mê cung hành lang, giúp nơi đây trở thành bí mật với người châu Âu hàng thế kỷ. Madurai (Ấn Độ): Đây từng là thủ đô quan trọng của người Tamil. Nằm ở trung tâm thành phố là đền Meenakshi Amman - một trong những nơi linh thiêng nhất ở Ấn Độ. Công trình hiện nay được xây dựng vào những năm 1600 với 14 tháp ở cửa canh giữ ngôi đền. Poverty Point, Louisiana (Mỹ): Thậm chí phần lớn người Mỹ không biết tới Poverty Point ở bang Louisiana. Khu thương mại phức tạp này đã đạt tới đỉnh cao của văn minh nhân loại vùng Bắc Mỹ từ khoảng năm 3500 TCN. Di tích được xây dựng và sử dụng bởi các thợ săn, ngư dân và người thu gom, mặc dù nông nghiệp vẫn chưa xuất hiện. Borobudur (Indonesia): Khu đền Phật giáo từ thế kỷ 9 Borobudur là nơi được tham quan nhiều nhất ở Indonesia. Công trình hoàn thành vào đầu những năm 800, nằm dưới lớp phủ của tro núi lửa và rừng hàng thế kỷ, trước khi được tìm thấy đầu những năm 1800. Takht-i-Bahi (Pakistan): Khu lăng mộ Phật giáo này được xây dựng vào thế kỷ đầu tiên, nhưng 600 năm sau không còn được sử dụng. Vị trí trên đỉnh đồi bảo vệ nơi đây khỏi sự xâm phạm, cho tới khi người Anh đi qua và mang theo những kho báu còn sót lại. Stonehenge (Anh): Người ta tin rằng vòng đá từ thời tiền sử này có thể được xây dựng từ tận 5.000 năm trước và quá trình thực hiện trải dài suốt 1.500 năm. Cách thức những tảng đá khổng lồ được chuyển tới đây vẫn là một bí ẩn. Gondar (Ethiopia): Thủ đô của đế chế Ethiopia cổ - Gondar - đã hứng chịu những cuộc xâm lăng liên tiếp từ giữa những năm 1800. Tuy nhiên vài lâu đài và nhà thờ vẫn tồn tại, bao gồm Fasil Ghebbi (trong ảnh) - một thành trì của hoàng gia, giúp chúng ta được chiêm ngưỡng một trong số ít thành phố thời Trung cổ của châu Phi còn tồn tại đến ngày nay. Nimrud (Iraq): Nimrud là kinh đô của đế chế đầu tiên trên thế giới, từng là một thành phố đầy kiêu hãnh với các cung điện và ngôi đền rộng lớn. Đồ làm bằng ngà voi, những tấm đá khắc, trang sức và vương miện bằng vàng đều được chôn giấu bên trong di tích. Tuy nhiên, rất nhiều công trình và tác phẩm nghệ thuật vô giá gần đây đã bị Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) hủy hoại.
Angkor Wat (Campuchia): Đây từng là một thành phố rộng lớn với hệ thống đường xá, nhà cửa, kênh rạch, ao và đền trải khắp vùng nông thôn Campuchia.
Rome (Italy): Đấu trường La Mã gần 2.000 năm tuổi nằm giữa thành phố hiện đại là một trong những khu vực gợi nhớ cho du khách về kỷ nguyên cũ đầy vinh quang của thành Rome.
Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ): Thánh đường Hagia Sophia - trung tâm lịch sử của Istanbul - nằm cách cung điện Topkapi của Đế quốc Ottoman (trong ảnh) một quãng đường ngắn. Đây là nơi cất giữ nhiều hiện vật, bao gồm cây gậy của nhà tiên tri Moses.
Bagan (Myanmar): Thành phố cổ Bagan là một quần thể gồm hơn 2.000 ngôi đền Phật giáo được xây dựng vào thế kỷ 11, nằm dọc theo sông Irrawaddy.
Tikal (Guatemala): Ẩn mình giữa những khu rừng của Guatemala, Tikal từng là một thành trì của người Maya, là tấm gương phản chiếu hơn 1.000 năm thành tựu văn hóa, khởi nguồn từ năm 600 TCN. Công trình trong ảnh là một trong những ngôi đền nổi tiếng nhất tại khu vực - đền Tikal I, hay đền Great Jaguar.
Cairo (Ai Cập): Cùng với quần thể kim tự tháp Giza ở ngoại ô thành phố, Cairo đã trải qua lịch sử hơn 1.000 năm. Trong ảnh là đường Al-Mu’izz al-Din Illah, một trong những con đường lịch sử quan trọng nhất tại khu Hồi giáo ở Cairo.
Persopolis (Iran): Khi Iran dần mở cửa lại với du lịch phương Tây, Persopolis đã từng bước lấy lại sự quyến rũ của mình với du khách. Thành phố được thành lập vào năm 518 TCN, dưới triều đại Darius I - người cai trị Đế chế Achaemenian của người Ba Tư cổ, sau đó phát triển lớn mạnh cho tới khi Alexander Đại Đế chiếm giữ 2 thế kỷ sau.
Kyoto (Nhật Bản): Từng là thủ đô của đế quốc Nhật Bản hơn 1.000 năm, Kyoto có cách riêng để vừa giữ gìn và trân trọng những truyền thống cũ, vừa hân hoan chào đón những điều mới. Có hơn 1.000 ngôi đền Phật giáo và đền Shinto trong thành phố được bảo tồn rất tốt.
Bắc Kinh (Trung Quốc): Thủ đô của Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào kiến trúc hiện đại suốt 2 thập kỷ qua, nhưng không tòa nhà mới nào có thể huy hoàng như khu vực di sản lịch sử của thành phố, bao gồm Tử Cấm Thành.
Timbuktu (Mali): Trước khi sa mạc Sahara gần như nuốt chửng cả thành phố, và trước khi thực dân Pháp quét qua, Timbuktu từng là một trong những trung tâm giáo dục quan trọng nhất thế giới. Những người gìn giữ các bản thảo sót lại vẫn sử dụng kỹ thuật cũ để bảo quản chúng, giống những thủ thư trước kia.
Machu Picchu (Peru): Tọa lạc ở độ cao khoảng 2.438 m trên dãy Andes, thành phố Machu Picchu bí ẩn được xây dựng hơn 500 năm trước, giờ đây thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi ngày.
Athens (Hy Lạp): Các công trình cổ của Athens hòa hợp đến kinh ngạc với Athens hiện đại. Du khách có thể tìm thấy các quán cà phê và cửa hàng trên khu phố đi bộ dưới thành Acropolis, khiến di tích này trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của người dân Athens.
Petra (Jordan): Với niên đại từ khoảng năm 300 TCN, Petra nổi tiếng với những tòa nhà ấn tượng khắc vào vách đá sa thạch đỏ. Bao quanh thành phố cổ là các hẻm núi, tạo ra một mê cung hành lang, giúp nơi đây trở thành bí mật với người châu Âu hàng thế kỷ.
Madurai (Ấn Độ): Đây từng là thủ đô quan trọng của người Tamil. Nằm ở trung tâm thành phố là đền Meenakshi Amman - một trong những nơi linh thiêng nhất ở Ấn Độ. Công trình hiện nay được xây dựng vào những năm 1600 với 14 tháp ở cửa canh giữ ngôi đền.
Poverty Point, Louisiana (Mỹ): Thậm chí phần lớn người Mỹ không biết tới Poverty Point ở bang Louisiana. Khu thương mại phức tạp này đã đạt tới đỉnh cao của văn minh nhân loại vùng Bắc Mỹ từ khoảng năm 3500 TCN. Di tích được xây dựng và sử dụng bởi các thợ săn, ngư dân và người thu gom, mặc dù nông nghiệp vẫn chưa xuất hiện.
Borobudur (Indonesia): Khu đền Phật giáo từ thế kỷ 9 Borobudur là nơi được tham quan nhiều nhất ở Indonesia. Công trình hoàn thành vào đầu những năm 800, nằm dưới lớp phủ của tro núi lửa và rừng hàng thế kỷ, trước khi được tìm thấy đầu những năm 1800.
Takht-i-Bahi (Pakistan): Khu lăng mộ Phật giáo này được xây dựng vào thế kỷ đầu tiên, nhưng 600 năm sau không còn được sử dụng. Vị trí trên đỉnh đồi bảo vệ nơi đây khỏi sự xâm phạm, cho tới khi người Anh đi qua và mang theo những kho báu còn sót lại.
Stonehenge (Anh): Người ta tin rằng vòng đá từ thời tiền sử này có thể được xây dựng từ tận 5.000 năm trước và quá trình thực hiện trải dài suốt 1.500 năm. Cách thức những tảng đá khổng lồ được chuyển tới đây vẫn là một bí ẩn.
Gondar (Ethiopia): Thủ đô của đế chế Ethiopia cổ - Gondar - đã hứng chịu những cuộc xâm lăng liên tiếp từ giữa những năm 1800. Tuy nhiên vài lâu đài và nhà thờ vẫn tồn tại, bao gồm Fasil Ghebbi (trong ảnh) - một thành trì của hoàng gia, giúp chúng ta được chiêm ngưỡng một trong số ít thành phố thời Trung cổ của châu Phi còn tồn tại đến ngày nay.
Nimrud (Iraq): Nimrud là kinh đô của đế chế đầu tiên trên thế giới, từng là một thành phố đầy kiêu hãnh với các cung điện và ngôi đền rộng lớn. Đồ làm bằng ngà voi, những tấm đá khắc, trang sức và vương miện bằng vàng đều được chôn giấu bên trong di tích. Tuy nhiên, rất nhiều công trình và tác phẩm nghệ thuật vô giá gần đây đã bị Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) hủy hoại.