1. Nằm ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Dâu còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân hay Cổ Châu, là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Theo một số sử liệu, chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là trung tâm Phật giáo đầu tiên của người Việt.Chùa mang lối kiến trúc “nội công ngoại quốc” với bốn dãy nhà liên thông bao quanh ba ngôi nhà chính, gồm tiền điện, thiêu hương và thượng điện. Công trình ấn tượng nhất của chùa Dâu là tòa tháp Hòa Phong nằm ở khoảng sân sau tiền điện. Tháp xưa có 9 tầng, nay chỉ còn ba tầng dưới.Về tín ngưỡng, chùa Dâu thờ Tứ pháp, gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Đây là một hệ thống thờ tự độc đáo mang đặc trưng của dòng thiền xứ Kinh Bắc cổ xưa.Ngày nay, chùa còn lưu giữ khoảng 100 tượng thờ các loại, trong đó có nhiều tác phẩm mẫu mực của nền điêu khắc cổ Việt Nam.2. Nằm trên núi Lạn Kha (còn gọi là núi Phật Tích) ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, chùa Phật Tích nổi tiếng trong lịch sử với kiến trúc đẹp và cảnh sắc thanh tịnh. Theo các sử liệu, chùa được hoàn thành vào năm 1057, là nơi gắn với huyền tích “Từ Thức gặp tiên” và tích Phật A Di Đà xuất hiện.Chùa đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần qua nhiều thời kỳ lịch sử. Năm 1947 chùa bị thực dân Pháp thiêu rụi. Từ 1954 đến nay, chùa được khôi phục dần. Hiện nay, ngôi chùa vẫn giữ được dấu ấn kiến trúc của thời Lý, thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi.Các công trình thờ tự chính của chùa Phật Tích nằm ở bậc thềm thứ hai, gồm tòa chính điện, nhà thờ Tổ và phủ Chúa. Chính điện là nơi đặt bức tượng Phật A Di Đà tạc từ đá xanh cao 2,7 mét, được coi là một kiệt tác điêu khắc của thời Lý.Ngoài bức tượng Phật A Di Đà, chùa Phật Tích còn các tác phẩm điêu khắc đặc sắc các có từ thời nhà Lý là 10 tượng thú bằng đá gồm sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa, mỗi loại hai con, nằm trên bệ hoa sen tạc liền bằng những khối đá lớn.3. Cùng nằm ở huyện Thuận Thành với chùa Dâu, chùa Bút Tháp là một trong những ngôi chùa cổ có kiến trúc hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam. Chùa còn được biết đến với các tên gọi khác chùa Nhạn Tháp, Thiếu Lâm Tự, Hoàng Cung Tự.Theo các sử liệu, chùa Bút tháp có từ đời vua Trần Thánh Tông, đến năm 1647 được xây lại và kiến trúc về cơ bản được gìn giữ từ thời đó đến nay. Chùa được xây theo kiểu "nội công ngoại quốc", công trình nổi bật là tòa Tích Thiện Am ba gian hai chái, chính giữa có hai tầng gác nhô cao.Một công trình độc đáo khác của chùa Bút Tháp là tháp Báo Nghiêm, tòa tháp bằng đá trông như một cây bút gồm 5 tầng với chiều cao 13.05 mét. Tương truyền vào năm 1876, khi vua Tự Đức qua chùa thấy ngọn tháp này liền gọi tên là Bút Tháp, và ngôi chùa mang tên Bút Tháp từ đó.Trong chùa còn lưu giữ được rất nhiều cổ vật, có giá trị đặc biệt trong số đó là pho tượng Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt do nghệ nhân Trương Thọ Nam tạo tác và hoàn thành vào năm 1656. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nghệ thuật chạm khắc gỗ nước Việt xưa.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
1. Nằm ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Dâu còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân hay Cổ Châu, là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Theo một số sử liệu, chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là trung tâm Phật giáo đầu tiên của người Việt.
Chùa mang lối kiến trúc “nội công ngoại quốc” với bốn dãy nhà liên thông bao quanh ba ngôi nhà chính, gồm tiền điện, thiêu hương và thượng điện. Công trình ấn tượng nhất của chùa Dâu là tòa tháp Hòa Phong nằm ở khoảng sân sau tiền điện. Tháp xưa có 9 tầng, nay chỉ còn ba tầng dưới.
Về tín ngưỡng, chùa Dâu thờ Tứ pháp, gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Đây là một hệ thống thờ tự độc đáo mang đặc trưng của dòng thiền xứ Kinh Bắc cổ xưa.
Ngày nay, chùa còn lưu giữ khoảng 100 tượng thờ các loại, trong đó có nhiều tác phẩm mẫu mực của nền điêu khắc cổ Việt Nam.
2. Nằm trên núi Lạn Kha (còn gọi là núi Phật Tích) ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, chùa Phật Tích nổi tiếng trong lịch sử với kiến trúc đẹp và cảnh sắc thanh tịnh. Theo các sử liệu, chùa được hoàn thành vào năm 1057, là nơi gắn với huyền tích “Từ Thức gặp tiên” và tích Phật A Di Đà xuất hiện.
Chùa đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần qua nhiều thời kỳ lịch sử. Năm 1947 chùa bị thực dân Pháp thiêu rụi. Từ 1954 đến nay, chùa được khôi phục dần. Hiện nay, ngôi chùa vẫn giữ được dấu ấn kiến trúc của thời Lý, thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi.
Các công trình thờ tự chính của chùa Phật Tích nằm ở bậc thềm thứ hai, gồm tòa chính điện, nhà thờ Tổ và phủ Chúa. Chính điện là nơi đặt bức tượng Phật A Di Đà tạc từ đá xanh cao 2,7 mét, được coi là một kiệt tác điêu khắc của thời Lý.
Ngoài bức tượng Phật A Di Đà, chùa Phật Tích còn các tác phẩm điêu khắc đặc sắc các có từ thời nhà Lý là 10 tượng thú bằng đá gồm sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa, mỗi loại hai con, nằm trên bệ hoa sen tạc liền bằng những khối đá lớn.
3. Cùng nằm ở huyện Thuận Thành với chùa Dâu, chùa Bút Tháp là một trong những ngôi chùa cổ có kiến trúc hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam. Chùa còn được biết đến với các tên gọi khác chùa Nhạn Tháp, Thiếu Lâm Tự, Hoàng Cung Tự.
Theo các sử liệu, chùa Bút tháp có từ đời vua Trần Thánh Tông, đến năm 1647 được xây lại và kiến trúc về cơ bản được gìn giữ từ thời đó đến nay. Chùa được xây theo kiểu "nội công ngoại quốc", công trình nổi bật là tòa Tích Thiện Am ba gian hai chái, chính giữa có hai tầng gác nhô cao.
Một công trình độc đáo khác của chùa Bút Tháp là tháp Báo Nghiêm, tòa tháp bằng đá trông như một cây bút gồm 5 tầng với chiều cao 13.05 mét. Tương truyền vào năm 1876, khi vua Tự Đức qua chùa thấy ngọn tháp này liền gọi tên là Bút Tháp, và ngôi chùa mang tên Bút Tháp từ đó.
Trong chùa còn lưu giữ được rất nhiều cổ vật, có giá trị đặc biệt trong số đó là pho tượng Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt do nghệ nhân Trương Thọ Nam tạo tác và hoàn thành vào năm 1656. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nghệ thuật chạm khắc gỗ nước Việt xưa.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.