Trong văn hóa các nước Đông Á, trong đó có Việt nam, con lợn đứng cuối cùng trong 12 con giáp (người Việt gọi là Hợi) và cũng đứng cuối cùng trong lục súc (6 loại vật nuôi, gồm ngựa, trâu, dê, gà, chó, lợn).Trong tranh dân gian Việt Nam, hình tượng con lợn thể hiện sự sung mãn, phồn thực, vui vẻ hạnh phúc. Tác phẩm nổi tiếng nhất phải kể đến “Đàn lợn âm dương” của làng tranh Đông Hồ.Bên cạnh đó, con lợn trong quan niệm dân gian Việt Nam cũng mang nhiều ý nghĩa tiêu cực, với các đặc tính “bẩn như lợn”, “ngu như lợn”, “béo như lợn” v..v.Hình ảnh con lợn xuất hiện trong rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao… của người Việt. Ví dụ như những câu “Chữa lợn lành thành lợn què”, “Con gà cục tác lá chanh/ Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi”…Trong văn hóa ẩm thực, thịt lợn là thành phần quan trọng của nhiều món ăn Việt nổi tiếng thế giới như bún chả, cao lầu, cơm tấm sườn, nem chua…Người dân tộc Tày ở Việt Nam có truyền thuyết kể về vợ chồng Báo Lương và Sao Cải vào rừng để bắt lợn rừng về nuôi, khu rừng bắt được lợn gọi là Đồng Giáo (rừng heo cỏ), nơi nuôi heo gọi là xóm Chóng Mu (xóm Bờm heo).Người Khmer ở Nam Bộ cho rằng heo năm móng và heo ba giò là những cốt tinh lang thang của người đầu thai, nếu trong nhà có một con heo như thế thì cũng đồng nghĩa với việc nhà ấy gặp những chuyện tai ương khủng khiếp, lục đục chuyện gia đình.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.
Trong văn hóa các nước Đông Á, trong đó có Việt nam, con lợn đứng cuối cùng trong 12 con giáp (người Việt gọi là Hợi) và cũng đứng cuối cùng trong lục súc (6 loại vật nuôi, gồm ngựa, trâu, dê, gà, chó, lợn).
Trong tranh dân gian Việt Nam, hình tượng con lợn thể hiện sự sung mãn, phồn thực, vui vẻ hạnh phúc. Tác phẩm nổi tiếng nhất phải kể đến “Đàn lợn âm dương” của làng tranh Đông Hồ.
Bên cạnh đó, con lợn trong quan niệm dân gian Việt Nam cũng mang nhiều ý nghĩa tiêu cực, với các đặc tính “bẩn như lợn”, “ngu như lợn”, “béo như lợn” v..v.
Hình ảnh con lợn xuất hiện trong rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao… của người Việt. Ví dụ như những câu “Chữa lợn lành thành lợn què”, “Con gà cục tác lá chanh/ Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi”…
Trong văn hóa ẩm thực, thịt lợn là thành phần quan trọng của nhiều món ăn Việt nổi tiếng thế giới như bún chả, cao lầu, cơm tấm sườn, nem chua…
Người dân tộc Tày ở Việt Nam có truyền thuyết kể về vợ chồng Báo Lương và Sao Cải vào rừng để bắt lợn rừng về nuôi, khu rừng bắt được lợn gọi là Đồng Giáo (rừng heo cỏ), nơi nuôi heo gọi là xóm Chóng Mu (xóm Bờm heo).
Người Khmer ở Nam Bộ cho rằng heo năm móng và heo ba giò là những cốt tinh lang thang của người đầu thai, nếu trong nhà có một con heo như thế thì cũng đồng nghĩa với việc nhà ấy gặp những chuyện tai ương khủng khiếp, lục đục chuyện gia đình.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.