Trong tác phẩm "Thần điêu đại hiệp" của nhà văn Kim Dung, Lý Mạc Sầu đã khiến độc giả nhớ mãi bài thơ bất hủ: “Hỏi thế gian tình ái là chi mà đôi lứa thề nguyền sống chết. Nam Bắc hai nơi rồi ly biệt, mưa dầm dãi nắng hai ngả quan san. Thiếp nhớ chàng muôn vàn đau khổ. Chung quy một kiếp tình sầu, ngày vui gang tấc, ngàn sầu biệt ly”.Nhân vật trong Ân Tố Tố trong "Ỷ thiên đồ long ký" gây chú ý với câu nói để đời: "Tuyệt đối không được nghe lời nữ nhân. Nữ nhân càng xinh đẹp càng biết gạt người".Dương Quá trong "Thần điêu đại hiệp" nổi tiếng với câu nói đậm chất ngôn tình: "Ta thương nhớ nàng không chỉ vì nàng là đệ nhất mỹ nhân. Dẫu nàng có là đệ nhất xú nhân trong thiên hạ thì ta cũng thương nhớ nàng như vậy".Nhân vật Phong Thanh Dương trong tiểu thuyết của Kim Dung có câu nói để đời: "Bậc đại trượng phu muốn làm thế nào thì cứ thế mà làm, tựa hồ nước chảy mây trôi muốn đi về phương nào thì đi. Hết thảy quy củ võ lâm, giáo điều môn phái vứt hết cả đi".Nhân vật Nhậm Doanh Doanh của Tiếu ngạo giang hồ gây chú ý với câu nói: "Hễ ai không chung tình với quá khứ thì sẽ không chung tình với hiện tại và tương lai".Vi Tiểu Bảo trong tác phẩm "Lộc đỉnh ký" có câu nói khiến mọi người phải suy ngẫm: "Làm quan chỉ được nói người trên, chứ không lừa gạt kẻ dưới".Nhân vật Đông tà Hoàng Dược Sư trong "Thần điêu đại hiệp" từng nói: "Ta không tin thứ lễ giáo ăn thịt người không nhả xương ấy thì người ta bảo ta là tà ma ngoại đạo. Ta là tà ma ngoại đạo nhưng so với bọn khốn khiếp luôn miệng nói nhân nghĩa đạo đức để hại người e còn thua một chút đấy".Trong “Thiên Long bát bộ”, Vương Ngữ Yên được độc giả nhớ đến với câu nói: "Nam tử hán đại trượng phu, thứ nhất phải luận đến bụng dạ nhân phẩm, thứ hai là tài cán sự nghiệp, thứ ba là văn học võ công. Mặt đẹp hay xấu có liên can gì đâu".Hồ Phỉ - nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết "Tuyết sơn phi hồ" của Kim Dung gây ấn tượng với câu nói: "Đại trượng phu chỉ sợ bậc chính nhân quân tử chứ há lại sợ phường ưng khuyển nô tài".Mời độc giả xem video: Nhà văn Kim Dung qua đời (nguồn VTC14).
Trong tác phẩm "Thần điêu đại hiệp" của nhà văn Kim Dung, Lý Mạc Sầu đã khiến độc giả nhớ mãi bài thơ bất hủ: “Hỏi thế gian tình ái là chi mà đôi lứa thề nguyền sống chết. Nam Bắc hai nơi rồi ly biệt, mưa dầm dãi nắng hai ngả quan san. Thiếp nhớ chàng muôn vàn đau khổ. Chung quy một kiếp tình sầu, ngày vui gang tấc, ngàn sầu biệt ly”.
Nhân vật trong Ân Tố Tố trong "Ỷ thiên đồ long ký" gây chú ý với câu nói để đời: "Tuyệt đối không được nghe lời nữ nhân. Nữ nhân càng xinh đẹp càng biết gạt người".
Dương Quá trong "Thần điêu đại hiệp" nổi tiếng với câu nói đậm chất ngôn tình: "Ta thương nhớ nàng không chỉ vì nàng là đệ nhất mỹ nhân. Dẫu nàng có là đệ nhất xú nhân trong thiên hạ thì ta cũng thương nhớ nàng như vậy".
Nhân vật Phong Thanh Dương trong tiểu thuyết của Kim Dung có câu nói để đời: "Bậc đại trượng phu muốn làm thế nào thì cứ thế mà làm, tựa hồ nước chảy mây trôi muốn đi về phương nào thì đi. Hết thảy quy củ võ lâm, giáo điều môn phái vứt hết cả đi".
Nhân vật Nhậm Doanh Doanh của Tiếu ngạo giang hồ gây chú ý với câu nói: "Hễ ai không chung tình với quá khứ thì sẽ không chung tình với hiện tại và tương lai".
Vi Tiểu Bảo trong tác phẩm "Lộc đỉnh ký" có câu nói khiến mọi người phải suy ngẫm: "Làm quan chỉ được nói người trên, chứ không lừa gạt kẻ dưới".
Nhân vật Đông tà Hoàng Dược Sư trong "Thần điêu đại hiệp" từng nói: "Ta không tin thứ lễ giáo ăn thịt người không nhả xương ấy thì người ta bảo ta là tà ma ngoại đạo. Ta là tà ma ngoại đạo nhưng so với bọn khốn khiếp luôn miệng nói nhân nghĩa đạo đức để hại người e còn thua một chút đấy".
Trong “Thiên Long bát bộ”, Vương Ngữ Yên được độc giả nhớ đến với câu nói: "Nam tử hán đại trượng phu, thứ nhất phải luận đến bụng dạ nhân phẩm, thứ hai là tài cán sự nghiệp, thứ ba là văn học võ công. Mặt đẹp hay xấu có liên can gì đâu".
Hồ Phỉ - nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết "Tuyết sơn phi hồ" của Kim Dung gây ấn tượng với câu nói: "Đại trượng phu chỉ sợ bậc chính nhân quân tử chứ há lại sợ phường ưng khuyển nô tài".
Mời độc giả xem video: Nhà văn Kim Dung qua đời (nguồn VTC14).