Một năm đầy khó khăn, vất vả nhưng những nụ cười vẫn nở trên môi những vị y bác sĩ, những người đang ở trên tuyến đầu chống dịch, hi sinh bản thân để mang lại cuộc sống bình yên cho người dân.Đây chắc chắn là một hình ảnh khó quên trong năm 2021. Chàng bác sĩ trẻ Đặng Minh Hiệu nở một nụ cười tươi rói khi đang được cạo đầu để chuẩn bị đi vào tâm dịch Bắc Giang. Anh chàng dù có tóc hay không vẫn thật đẹp trai!Chàng trai trẻ Nguyễn Văn Thắng làm nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm cho người dân huyện Việt Dũng, tỉnh Bắc Giang. Giữa trưa hè nắng nóng, nam sinh trường Y gần như kiệt sức, bàn tay tê mỏi. Để tự động viên bản thân cùng các bạn tình nguyện viên khác, Thắng đã viết lên áo bảo hộ của mình dòng chữ: "Mệt mỏi chỉ là cảm giác ^-^".Giữa cái nóng oi bức 39-40 độ, các nhân viên y tế, các tình nguyện viên vẫn phải mặc đồ bảo hộ 24/24 để làm nhiệm vụ. "Ngâm" trong mồ hôi quá lâu khiến đôi bàn tay, bàn chân họ đau rát, nhăn nheo, trắng bệch.Đây chẳng phải hình ảnh xa lạ đối với các nhân viên y tế trong suốt đại dịch Covid-19. Chăm lo cho bệnh nhân ngày đêm đến kiệt sức, họ tranh thủ chợp mắt ở mọi nơi, từ sàn bệnh viện, trên ghế, trên bàn... (Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy). đến cả ngoài sân, thậm chí là ven đường. (Ảnh: Đình Hiếu)Bức ảnh các tình nguyện viên của đội xe phun khử khuẩn phản ứng nhanh phòng chống dịch COVID-19 ôm chặt lấy nhau trong cơn mưa chiều 15/7 khiến cộng đồng mạng xúc động. Nhiều ý kiến cho rằng, hình ảnh đẹp này đã lan tỏa một thông điệp: chúng ta hãy đoàn kết và sự đoàn kết sẽ đem đến sức mạnh để chúng ta chiến thắng cả thiên tai lẫn dịch bệnh."Mưa trắng trời và đến bất ngờ, đoàn không kịp phản ứng và thế là “mọi người lạnh quá nên đan tay ôm chặt nhau cho ấm. Tuyến đường đang di chuyển không có chỗ để trú. Với lại, đội mà có ghé lại đâu cũng ngại cho người dân nên cố gắng đi luôn dưới mưa” – một thành viên chia sẻ với truyền thông.Bộ phim tài liệu "Ranh giới" của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư đã lấy đi nước mắt của không biết bao nhiêu người. Bộ phim khắc họa rõ nét sự khốc liệt trong cuộc chiến giành giật sự sống cho bệnh nhân của đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện sản phụ Hùng Vương (TP. Hồ Chí Minh).Chăm các sản phụ F0 cả đêm, chạy đua để giành từng hơi thở, từng chút oxy cho bệnh nhân, các bác sĩ tranh thủ chợp mắt trên ghế. (Ảnh: Phim tài liệu "Ranh giới")Người cha chết lặng, khóc không thành tiếng khi nghe tin đứa con gái bé nhỏ của mình đã mất vì COVID-19. Khoảnh khắc này, ông chỉ còn biết ôm lấy chính mình. (Ảnh: Phim tài liệu "Ranh giới"). Hình ảnh các chú bộ đội nhặt rau, vận chuyển hàng, giúp dân đi chợ, khám bệnh cho người dân… là những hình ảnh đẹp, xúc động và gần gũi nhất của các chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ hỗ trợ người dân TP Hồ Chí Minh trong những ngày dịch bệnh phức tạp, khó khăn. (Ảnh: Hoàng Tuyết). Từ những vật dụng nhỏ nhất cũng đều được các chiến sĩ bộ đội chuẩn bị kĩ càng để phân phát đến cho từng người dân. (Ảnh: Zing). Không chỉ có vậy, đồng bào trên khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về miền Nam ruột thịt trong những ngày tháng khó khăn vì dịch bệnh. Nhờ những tấm lòng, những lời kêu gọi, rất nhiều hàng hóa, nhu yếu phẩm từ mọi miền đã được vận chuyển đến tận nơi cho bà con miền trong. (Ảnh: TTXVN). Các y, bác sĩ từ khắp nơi cũng khăn gói vào miền Nam giúp đỡ đồng bào ruột thịt. Sáng 4/12, Học viện Quân y tổ chức lễ xuất quân cho hơn 300 cán bộ, học viên lên đường vào địa bàn Quân khu 7 và Quân khu 9 tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19. (Ảnh: Vietnamnet). Các bác sĩ Bệnh viện K chuẩn bị xuất quân vào miền Nam chống dịch.Tính đến nay đã có hơn 30.000 đồng bào của chúng ta gục ngã vì dịch bệnh. Hàng nghìn trẻ em trở thành trẻ mồ côi. Dịch bệnh đã lấy đi quá nhiều thứ của các em, của chúng ta. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Dịch COVID-19 mang theo những nỗi đau không thể diễn tả bằng lời khi những người thân yêu nhất đột ngột ra đi. Từ người lớn cho đến con trẻ đều mang trong mình những cảm xúc xót xa và nỗi nhớ không thể diễn tả bằng lời. (Ảnh: Lao động). Hàng chục ngàn gia đình vĩnh viễn mất đi người thân yêu, hàng ngàn trẻ mồ côi cha mẹ. Vì vậy, vào ngày 19/11, lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sỹ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 được tổ chức, nhắc nhớ chúng ta về nỗi đau và trách nhiệm. (Ảnh: Báo Giác ngộ).
Một năm đầy khó khăn, vất vả nhưng những nụ cười vẫn nở trên môi những vị y bác sĩ, những người đang ở trên tuyến đầu chống dịch, hi sinh bản thân để mang lại cuộc sống bình yên cho người dân.
Đây chắc chắn là một hình ảnh khó quên trong năm 2021. Chàng bác sĩ trẻ Đặng Minh Hiệu nở một nụ cười tươi rói khi đang được cạo đầu để chuẩn bị đi vào tâm dịch Bắc Giang. Anh chàng dù có tóc hay không vẫn thật đẹp trai!
Chàng trai trẻ Nguyễn Văn Thắng làm nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm cho người dân huyện Việt Dũng, tỉnh Bắc Giang. Giữa trưa hè nắng nóng, nam sinh trường Y gần như kiệt sức, bàn tay tê mỏi. Để tự động viên bản thân cùng các bạn tình nguyện viên khác, Thắng đã viết lên áo bảo hộ của mình dòng chữ: "Mệt mỏi chỉ là cảm giác ^-^".
Giữa cái nóng oi bức 39-40 độ, các nhân viên y tế, các tình nguyện viên vẫn phải mặc đồ bảo hộ 24/24 để làm nhiệm vụ. "Ngâm" trong mồ hôi quá lâu khiến đôi bàn tay, bàn chân họ đau rát, nhăn nheo, trắng bệch.
Đây chẳng phải hình ảnh xa lạ đối với các nhân viên y tế trong suốt đại dịch Covid-19. Chăm lo cho bệnh nhân ngày đêm đến kiệt sức, họ tranh thủ chợp mắt ở mọi nơi, từ sàn bệnh viện, trên ghế, trên bàn... (Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy).
đến cả ngoài sân, thậm chí là ven đường. (Ảnh: Đình Hiếu)
Bức ảnh các tình nguyện viên của đội xe phun khử khuẩn phản ứng nhanh phòng chống dịch COVID-19 ôm chặt lấy nhau trong cơn mưa chiều 15/7 khiến cộng đồng mạng xúc động. Nhiều ý kiến cho rằng, hình ảnh đẹp này đã lan tỏa một thông điệp: chúng ta hãy đoàn kết và sự đoàn kết sẽ đem đến sức mạnh để chúng ta chiến thắng cả thiên tai lẫn dịch bệnh.
"Mưa trắng trời và đến bất ngờ, đoàn không kịp phản ứng và thế là “mọi người lạnh quá nên đan tay ôm chặt nhau cho ấm. Tuyến đường đang di chuyển không có chỗ để trú. Với lại, đội mà có ghé lại đâu cũng ngại cho người dân nên cố gắng đi luôn dưới mưa” – một thành viên chia sẻ với truyền thông.
Bộ phim tài liệu "Ranh giới" của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư đã lấy đi nước mắt của không biết bao nhiêu người. Bộ phim khắc họa rõ nét sự khốc liệt trong cuộc chiến giành giật sự sống cho bệnh nhân của đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện sản phụ Hùng Vương (TP. Hồ Chí Minh).
Chăm các sản phụ F0 cả đêm, chạy đua để giành từng hơi thở, từng chút oxy cho bệnh nhân, các bác sĩ tranh thủ chợp mắt trên ghế. (Ảnh: Phim tài liệu "Ranh giới")
Người cha chết lặng, khóc không thành tiếng khi nghe tin đứa con gái bé nhỏ của mình đã mất vì COVID-19. Khoảnh khắc này, ông chỉ còn biết ôm lấy chính mình. (Ảnh: Phim tài liệu "Ranh giới").
Hình ảnh các chú bộ đội nhặt rau, vận chuyển hàng, giúp dân đi chợ, khám bệnh cho người dân… là những hình ảnh đẹp, xúc động và gần gũi nhất của các chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ hỗ trợ người dân TP Hồ Chí Minh trong những ngày dịch bệnh phức tạp, khó khăn. (Ảnh: Hoàng Tuyết).
Từ những vật dụng nhỏ nhất cũng đều được các chiến sĩ bộ đội chuẩn bị kĩ càng để phân phát đến cho từng người dân. (Ảnh: Zing).
Không chỉ có vậy, đồng bào trên khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về miền Nam ruột thịt trong những ngày tháng khó khăn vì dịch bệnh. Nhờ những tấm lòng, những lời kêu gọi, rất nhiều hàng hóa, nhu yếu phẩm từ mọi miền đã được vận chuyển đến tận nơi cho bà con miền trong. (Ảnh: TTXVN).
Các y, bác sĩ từ khắp nơi cũng khăn gói vào miền Nam giúp đỡ đồng bào ruột thịt. Sáng 4/12, Học viện Quân y tổ chức lễ xuất quân cho hơn 300 cán bộ, học viên lên đường vào địa bàn Quân khu 7 và Quân khu 9 tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19. (Ảnh: Vietnamnet).
Các bác sĩ Bệnh viện K chuẩn bị xuất quân vào miền Nam chống dịch.
Tính đến nay đã có hơn 30.000 đồng bào của chúng ta gục ngã vì dịch bệnh. Hàng nghìn trẻ em trở thành trẻ mồ côi. Dịch bệnh đã lấy đi quá nhiều thứ của các em, của chúng ta. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Dịch COVID-19 mang theo những nỗi đau không thể diễn tả bằng lời khi những người thân yêu nhất đột ngột ra đi. Từ người lớn cho đến con trẻ đều mang trong mình những cảm xúc xót xa và nỗi nhớ không thể diễn tả bằng lời. (Ảnh: Lao động).
Hàng chục ngàn gia đình vĩnh viễn mất đi người thân yêu, hàng ngàn trẻ mồ côi cha mẹ. Vì vậy, vào ngày 19/11, lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sỹ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 được tổ chức, nhắc nhớ chúng ta về nỗi đau và trách nhiệm. (Ảnh: Báo Giác ngộ).