Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một trong những nhà văn lớn nhất của nước ta giai đoạn trước cách mạng Tháng Tám (1945). Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, ông để lại cho nền văn học nước nhà hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, một bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Tiêu biểu nhất là lĩnh vực phóng sự, Vũ Trọng Phụng được mệnh danh “Ông vua phóng sự Bắc Kỳ”. Ảnh: Hội Nhà văn Việt Nam.Nổi tiếng với giọng văn trào phúng, châm biếm xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời, Vũ Trọng Phụng được so sánh với nhà văn Honoré de Balzac của nước Pháp. Một số tác phẩm của ông bị chính quyền bảo hộ cấm xuất bản. Ảnh: NXB Văn học.Sống 27 năm, Vũ Trọng Phụng kịp để lại di sản văn học lớn. Riêng lĩnh vực phóng sự, ông có 9 tập, trong đó có Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Hải Phòng 1934, Dân biểu và dân biểu, Cơm thầy cơm cô, Vẽ nhọ bôi hề, Lục xì, Một huyện ăn Tết... Ảnh: NXB Văn học.Vũ Trọng Phụng viết tất cả 9 tiểu thuyết. Nổi bật trong số đó là Số đỏ với những nhân vật như Xuân Tóc đỏ, cụ Cố Hồng, ông TYPN. Đồng thời, đoạn trích của tác phẩm này cũng được đưa vào chương trình học trong nước (SGK Ngữ Văn 11, tập 1) với tên gọi: Hạnh phúc của một tang gia. Ảnh: NXB Văn học.Vũ Trọng Phụng viết các truyện ngắn như: Một cái chết, Bà lão lòa, Hai hộp xì gà, Chống nạng lên đường, Con người điêu trá… Ảnh: Viện Văn học.Vũ Trọng Phụng quê tại làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, lớn lên trong gia đình ở Hà Nội. Chỉ được học hết tiểu học và phải đi làm để kiếm sống, bằng năng khiếu văn học, cái nhìn tinh tế về xã hội đương thời, ông trở thành “Ông vua phóng sự Bắc Kỳ”. Ảnh: Viện Văn học.Theo Thông tấn xã Việt Nam, nhiều tác phẩm của ông được dựng thành phim. Riêng tiểu thuyết Số đỏ đã được giáo sư Zinoman dịch ra tiếng Anh và được xem là một trong 50 sách dịch hay ở nước Mỹ. Ảnh: Báo Tin tức.
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một trong những nhà văn lớn nhất của nước ta giai đoạn trước cách mạng Tháng Tám (1945). Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, ông để lại cho nền văn học nước nhà hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, một bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Tiêu biểu nhất là lĩnh vực phóng sự, Vũ Trọng Phụng được mệnh danh “Ông vua phóng sự Bắc Kỳ”. Ảnh: Hội Nhà văn Việt Nam.
Nổi tiếng với giọng văn trào phúng, châm biếm xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời, Vũ Trọng Phụng được so sánh với nhà văn Honoré de Balzac của nước Pháp. Một số tác phẩm của ông bị chính quyền bảo hộ cấm xuất bản. Ảnh: NXB Văn học.
Sống 27 năm, Vũ Trọng Phụng kịp để lại di sản văn học lớn. Riêng lĩnh vực phóng sự, ông có 9 tập, trong đó có Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Hải Phòng 1934, Dân biểu và dân biểu, Cơm thầy cơm cô, Vẽ nhọ bôi hề, Lục xì, Một huyện ăn Tết... Ảnh: NXB Văn học.
Vũ Trọng Phụng viết tất cả 9 tiểu thuyết. Nổi bật trong số đó là Số đỏ với những nhân vật như Xuân Tóc đỏ, cụ Cố Hồng, ông TYPN. Đồng thời, đoạn trích của tác phẩm này cũng được đưa vào chương trình học trong nước (SGK Ngữ Văn 11, tập 1) với tên gọi: Hạnh phúc của một tang gia. Ảnh: NXB Văn học.
Vũ Trọng Phụng viết các truyện ngắn như: Một cái chết, Bà lão lòa, Hai hộp xì gà, Chống nạng lên đường, Con người điêu trá… Ảnh: Viện Văn học.
Vũ Trọng Phụng quê tại làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, lớn lên trong gia đình ở Hà Nội. Chỉ được học hết tiểu học và phải đi làm để kiếm sống, bằng năng khiếu văn học, cái nhìn tinh tế về xã hội đương thời, ông trở thành “Ông vua phóng sự Bắc Kỳ”. Ảnh: Viện Văn học.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, nhiều tác phẩm của ông được dựng thành phim. Riêng tiểu thuyết Số đỏ đã được giáo sư Zinoman dịch ra tiếng Anh và được xem là một trong 50 sách dịch hay ở nước Mỹ. Ảnh: Báo Tin tức.