Tọa lạc tại thành phố Shiraz (Iran), nhà thờ Hồi giáo Nasir al Mulk được coi là một trong những thánh đường Hồi giáo rực rỡ nhất thế giới. Ngoài tên chính thức, người dân nơi đây còn gọi công trình này là nhà thờ Hồi giáo màu Hồng, nhà thờ Hồi giáo Sắc màu, nhà thờ Hồi giáo Cầu vồng và nhà thờ Hồi giáo Kaleidoscope.Theo BBC, năm 1976, lãnh chúa Mirza Hasan Ali thuộc triều đại Qajar ra lệnh xây dựng nhà thờ Hồi giáo này. Người ta mất đến 12 năm để hoàn thành công trình.Thoạt nhìn bên ngoài, thánh đường có nhiều nét tương đồng với các công trình kiến trúc Hồi giáo truyền thống khác như mái vòm cao lồng lộng, những bức tường lát đá cổ kính và đài phun nước ở trung tâm, nơi diễn ra nghi thức tẩy rửa của đạo Hồi. Tuy nhiên, vẻ bên trong nơi đây hoàn toàn khác biệt.Mỗi buổi sớm, khi ánh nắng đầu tiên xuyên qua ô cửa và chiếu xuống hành lang, cả căn phòng tựa chiếc kính vạn hoa khổng lồ, lung linh đầy màu sắc. Nasir al Mulk là một ngoại lệ thú vị với những ai định kiến rằng những kiến trúc lịch sử thường đơn điệu."Ngay cả khi là người bình thường và không theo đạo, bạn vẫn muốn chắp tay cầu nguyện lúc chứng kiến cảnh tượng rực rỡ đó. Có lẽ, những người xây dựng công trình này muốn truyền tải thông điệp về đức tin", Koach, nhiếp ảnh gia Nhật Bản, nhận định.Cửa sổ kính màu trong công trình Hồi giáo tương đối hiếm. Một số công trình khác có thể kể đến là Nhà thờ Hồi giáo màu Xanh ở thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) và Nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa ở thành phố Jerusalem.Không chỉ sở hữu ô cửa sặc sỡ, Nasir al Mulk còn có những bức tường được trang trí tỉ mỉ. Hàng triệu viên gạch màu tạo thành hoa văn rực rỡ trên mái vòm và hốc tường.Sắc hồng là màu chủ đạo trong Nasir al Mulk.Hiện tại, nhà thờ Hồi giáo vẫn phục vụ nhu cầu tôn giáo của người dân cũng như ngành du lịch địa phương.
Tọa lạc tại thành phố Shiraz (Iran), nhà thờ Hồi giáo Nasir al Mulk được coi là một trong những thánh đường Hồi giáo rực rỡ nhất thế giới. Ngoài tên chính thức, người dân nơi đây còn gọi công trình này là nhà thờ Hồi giáo màu Hồng, nhà thờ Hồi giáo Sắc màu, nhà thờ Hồi giáo Cầu vồng và nhà thờ Hồi giáo Kaleidoscope.
Theo BBC, năm 1976, lãnh chúa Mirza Hasan Ali thuộc triều đại Qajar ra lệnh xây dựng nhà thờ Hồi giáo này. Người ta mất đến 12 năm để hoàn thành công trình.
Thoạt nhìn bên ngoài, thánh đường có nhiều nét tương đồng với các công trình kiến trúc Hồi giáo truyền thống khác như mái vòm cao lồng lộng, những bức tường lát đá cổ kính và đài phun nước ở trung tâm, nơi diễn ra nghi thức tẩy rửa của đạo Hồi. Tuy nhiên, vẻ bên trong nơi đây hoàn toàn khác biệt.
Mỗi buổi sớm, khi ánh nắng đầu tiên xuyên qua ô cửa và chiếu xuống hành lang, cả căn phòng tựa chiếc kính vạn hoa khổng lồ, lung linh đầy màu sắc. Nasir al Mulk là một ngoại lệ thú vị với những ai định kiến rằng những kiến trúc lịch sử thường đơn điệu.
"Ngay cả khi là người bình thường và không theo đạo, bạn vẫn muốn chắp tay cầu nguyện lúc chứng kiến cảnh tượng rực rỡ đó. Có lẽ, những người xây dựng công trình này muốn truyền tải thông điệp về đức tin", Koach, nhiếp ảnh gia Nhật Bản, nhận định.
Cửa sổ kính màu trong công trình Hồi giáo tương đối hiếm. Một số công trình khác có thể kể đến là Nhà thờ Hồi giáo màu Xanh ở thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) và Nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa ở thành phố Jerusalem.
Không chỉ sở hữu ô cửa sặc sỡ, Nasir al Mulk còn có những bức tường được trang trí tỉ mỉ. Hàng triệu viên gạch màu tạo thành hoa văn rực rỡ trên mái vòm và hốc tường.
Sắc hồng là màu chủ đạo trong Nasir al Mulk.
Hiện tại, nhà thờ Hồi giáo vẫn phục vụ nhu cầu tôn giáo của người dân cũng như ngành du lịch địa phương.