Không chỉ sản sinh ra những nhà quân sự lỗi lạc, đế chế La Mã cũng không hiếm những kẻ bất tài, mà nhân vật điễn hình trong số đó là Publius Quinctilius Varus (46 TCN – 9 SCN).Là người họ hàng của Hoàng đế La Mã Augustus, Varus nắm chức vụ thống đốc quân sự vùng đất Syria trước khi được điều chuyển sang làm nhiệm vụ trấn áp một cuộc nổi loạn ở Đức.Nắm quyền nhờ vào quan hệ gia đình chứ không phải là năng lực, Varus đã thể hiện khả năng cẩm quân kém cỏi, với sự lỏng lẻo về mặt kỷ luật và huấn luyện quân lính. Và điều này gây hậu quả nặng nề cho đế chế La Mã cũng như bản thân ông ta.Vào năm thứ 9 SCN, Varus chỉ huy các lực lượng của mình hành quân qua vùng rừng núi Teutoburg, khu vực tràn ngập các nhóm quân phiến loạn.Thật khó tin là trong bối cảnh đó, Varus không hề chuyển binh lính của mình sang trạng thái cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu, thậm chí còn để cho nhiều dân thường đi cùng với họ.Điều gì đến đã phải đến. Rơi vào cuộc phục kích trong rừng của các bộ tộc Đức, Varus và quân lính của ông bị cô lập và bao vây. Trong quá trình diễn ra trận đánh – được các sử gia gọi là trận rừng Teutoburg – quân của Varus bế tắc và tiêu hao với tốc độ chóng mặt.Không thể tìm lối thoát ra khỏi cảnh bao vây, Varus tự sát trên chiến địa để khỏi bị bắt. Nhiều chỉ huy của Varus làm theo, khiến cho quân đội của Varus rơi vào cảnh rắn mất đầu.Và đạo quân La Mã đông đảo, được trang bị đến tận răng của Varus đã thảm bại. Ba binh đoàn La Mã bị tận diệt, với số người thiệt mạng lên đến 20.000. Đây được coi là một trong những thất bại nhục nhã nhất trong lịch sử đế chế La Mã.Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.
Không chỉ sản sinh ra những nhà quân sự lỗi lạc, đế chế La Mã cũng không hiếm những kẻ bất tài, mà nhân vật điễn hình trong số đó là Publius Quinctilius Varus (46 TCN – 9 SCN).
Là người họ hàng của Hoàng đế La Mã Augustus, Varus nắm chức vụ thống đốc quân sự vùng đất Syria trước khi được điều chuyển sang làm nhiệm vụ trấn áp một cuộc nổi loạn ở Đức.
Nắm quyền nhờ vào quan hệ gia đình chứ không phải là năng lực, Varus đã thể hiện khả năng cẩm quân kém cỏi, với sự lỏng lẻo về mặt kỷ luật và huấn luyện quân lính. Và điều này gây hậu quả nặng nề cho đế chế La Mã cũng như bản thân ông ta.
Vào năm thứ 9 SCN, Varus chỉ huy các lực lượng của mình hành quân qua vùng rừng núi Teutoburg, khu vực tràn ngập các nhóm quân phiến loạn.
Thật khó tin là trong bối cảnh đó, Varus không hề chuyển binh lính của mình sang trạng thái cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu, thậm chí còn để cho nhiều dân thường đi cùng với họ.
Điều gì đến đã phải đến. Rơi vào cuộc phục kích trong rừng của các bộ tộc Đức, Varus và quân lính của ông bị cô lập và bao vây. Trong quá trình diễn ra trận đánh – được các sử gia gọi là trận rừng Teutoburg – quân của Varus bế tắc và tiêu hao với tốc độ chóng mặt.
Không thể tìm lối thoát ra khỏi cảnh bao vây, Varus tự sát trên chiến địa để khỏi bị bắt. Nhiều chỉ huy của Varus làm theo, khiến cho quân đội của Varus rơi vào cảnh rắn mất đầu.
Và đạo quân La Mã đông đảo, được trang bị đến tận răng của Varus đã thảm bại. Ba binh đoàn La Mã bị tận diệt, với số người thiệt mạng lên đến 20.000. Đây được coi là một trong những thất bại nhục nhã nhất trong lịch sử đế chế La Mã.
Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.