Chúng tôi tìm đến con ngõ nhỏ nằm nép mình yên tĩnh ở khu phố Xuân Thủy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) để thăm PGS,TS. Cao Văn Liêm và nghe những câu chuyện huyền thoại về lòng dũng cảm, mưu trí, ý chí cách mạng của người lính hải quân vượt đường Hồ Chí Minh trên biển bằng "con tàu không số" năm xưa.Sinh ra và lớn lên ở xã Quảng Ninh (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa), PGS,TS. Cao Văn Liêm là một điển hình cho tinh thần chiến sĩ “tàu không số” ngày ấy. Cuộc đời quân ngũ của ông bắt đầu từ năm 1968, khi đang theo học tại trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Lúc bây giờ nhà nước có lệnh tổng động viên thanh niên lên đường nhập ngũ, chúng tôi đến gặp và hỏi thầy Ngụy Như Kon Tum (hiệu trưởng nhà trường) việc đi lính có được bảo vệ luận văn tốt nghiệp không? Thầy đáp lời, chúng tôi đi lính là được tốt nghiệp rồi. Sau đó, chúng tôi vào Thanh Hóa huấn luyện 3 tháng, trong một đêm báo động, chỉ huy ra mệnh lệnh, một nửa quân số sẽ đi Phòng không - Không quân, một nửa đi Hải quân. "Tôi ngay tức khắc chọn Hải quân và đến tháng 10/1972, tôi quay về Quảng Ninh bắt đầu gia nhập đoàn "tàu không số", PGS,TS. Cao Văn Liêm hồ hởi chia sẻ.Ông cũng cho biết, điểm đặc biệt của những chiếc tàu này là mang số hiệu giả, đi đến vùng biển nào mang cờ nước đó. Gọi là tàu nhưng thực ra là tàu đánh cá, chỉ chở được 30-40 tấn hàng. Lúc bấy giờ chúng ta chưa có đường bộ Trường Sơn, từ năm 1967 đến năm 1971, tàu làm nhiệm vụ bí mật vận chuyển vũ khí, hàng hóa trên con đường vận tải chiến lược chi viện trực tiếp cho chiến trường miền Nam, đưa vũ khí, hàng hóa từ cảng Hải Phòng vào cảng Gianh, tỉnh Quảng Bình, để từ đó, các lực lượng tiếp tục vận chuyển theo đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn vào chi viện cho chiến trường miền Nam.Chia sẻ về kỷ niệm đặc biệt trên những chuyến "tàu không số", PGS, TS. Cao Văn Liêm bồi hồi kể lại có lần, đoàn tàu của chúng tôi vào vùng biển Vũng Rô (Tuy Hòa) để vận chuyển vũ khí, nhưng do vào muộn, chuyển chưa hết vũ khí thì trời sáng, tàu của Mỹ - Ngụy bắt đầu đi tuần tra, chúng tôi phải di chuyển vào dãy đá ven biển để ngụy trang và đưa thủy thủ lên bờ để tránh. Tuy nhiên, ở khu vực này có một viên sĩ quan Ngụy rất hay dùng trực thăng bay lượn, hắn thuộc làu địa hình và phát hiện tàu chúng tôi không phải là tàu đánh cá, đặc công ta đã phải đánh chìm tàu. Sau lần đó, Mỹ - Ngụy cảnh giác hơn và cứ thấy tàu lạ vào vùng biển là chúng bắn phá. "Đã từng có đoàn tàu 200 người hy sinh, thi hài phải nằm lại dưới biển. Sau này, chúng tôi phải thay đổi lộ trình, chỉ được đi từ cảng Hải Phòng vào Quảng Bình và chuyển hàng cho thanh niên xung phong chi viện cho chiến trường miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên bộ.Kết thúc chiến tranh, ông được Trung tướng Phạm Ngọc Mậu ký quyết định về dạy lịch sử cho Bộ tư lệnh Thủ đô. "Tôi chủ yếu dạy cho các sĩ quan và thương binh đi miền Nam trở về chưa tốt nghiệp đại học. Sau đó, tôi ra quân và giảng dạy ở đại học sư phạm Thái Nguyên từ tháng 1/1977. Đến tháng 9/1982, tôi đi Liên Xô làm nghiên cứu sinh tại đại học Tổng hợp Lê-nin. Năm 1992 tôi về giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho đến 2016 thì nghỉ hưu. Từ đó đến nay, tôi tích lũy tư liệu, viết sách nghiên cứu về lịch sử, báo chí", PGS, TS. Cao Văn Liêm nhớ lại.Hiện tại, PGS, TS. Cao Văn Liêm sinh sống cùng người vợ của mình và có 4 người con đều thành đạt.Ngoài đam mê viết sách lịch sử, ông cũng thường xuyên phụ giúp người vợ của mình việc nội trợ và nấu những món ăn dân dã như ngô, khoai, bánh đa...Tuy đã nghỉ hưu, không còn đứng trên bục giảng nhưng ông vẫn thường xuyên trao đổi, chia sẻ với các thế hệ sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền về lịch sử truyền thống dựng nước, giữ nước của nhân dân ta.Trong ngôi nhà nhỏ của ông chứa đựng những tư liệu lịch sử vô giá về người lính chiến đấu trên những "con tàu không số" huyền thoại vượt đường Hồ Chí Minh trên biển, chi viện cho chiến trường miền Nam.Ông vinh dự được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng huy chương chiến sĩ giải phóng.Hiện tại, mặc dù đã bước sang tuổi 75 nhưng ông vẫn sử dụng xe máy để thăm những người đồng đội đã chiến đấu cùng ông trên những "con tàu không số" huyền thoại.
Chúng tôi tìm đến con ngõ nhỏ nằm nép mình yên tĩnh ở khu phố Xuân Thủy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) để thăm PGS,TS. Cao Văn Liêm và nghe những câu chuyện huyền thoại về lòng dũng cảm, mưu trí, ý chí cách mạng của người lính hải quân vượt đường Hồ Chí Minh trên biển bằng "con tàu không số" năm xưa.
Sinh ra và lớn lên ở xã Quảng Ninh (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa), PGS,TS. Cao Văn Liêm là một điển hình cho tinh thần chiến sĩ “tàu không số” ngày ấy. Cuộc đời quân ngũ của ông bắt đầu từ năm 1968, khi đang theo học tại trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Lúc bây giờ nhà nước có lệnh tổng động viên thanh niên lên đường nhập ngũ, chúng tôi đến gặp và hỏi thầy Ngụy Như Kon Tum (hiệu trưởng nhà trường) việc đi lính có được bảo vệ luận văn tốt nghiệp không? Thầy đáp lời, chúng tôi đi lính là được tốt nghiệp rồi. Sau đó, chúng tôi vào Thanh Hóa huấn luyện 3 tháng, trong một đêm báo động, chỉ huy ra mệnh lệnh, một nửa quân số sẽ đi Phòng không - Không quân, một nửa đi Hải quân. "Tôi ngay tức khắc chọn Hải quân và đến tháng 10/1972, tôi quay về Quảng Ninh bắt đầu gia nhập đoàn "tàu không số", PGS,TS. Cao Văn Liêm hồ hởi chia sẻ.
Ông cũng cho biết, điểm đặc biệt của những chiếc tàu này là mang số hiệu giả, đi đến vùng biển nào mang cờ nước đó. Gọi là tàu nhưng thực ra là tàu đánh cá, chỉ chở được 30-40 tấn hàng. Lúc bấy giờ chúng ta chưa có đường bộ Trường Sơn, từ năm 1967 đến năm 1971, tàu làm nhiệm vụ bí mật vận chuyển vũ khí, hàng hóa trên con đường vận tải chiến lược chi viện trực tiếp cho chiến trường miền Nam, đưa vũ khí, hàng hóa từ cảng Hải Phòng vào cảng Gianh, tỉnh Quảng Bình, để từ đó, các lực lượng tiếp tục vận chuyển theo đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn vào chi viện cho chiến trường miền Nam.
Chia sẻ về kỷ niệm đặc biệt trên những chuyến "tàu không số", PGS, TS. Cao Văn Liêm bồi hồi kể lại có lần, đoàn tàu của chúng tôi vào vùng biển Vũng Rô (Tuy Hòa) để vận chuyển vũ khí, nhưng do vào muộn, chuyển chưa hết vũ khí thì trời sáng, tàu của Mỹ - Ngụy bắt đầu đi tuần tra, chúng tôi phải di chuyển vào dãy đá ven biển để ngụy trang và đưa thủy thủ lên bờ để tránh. Tuy nhiên, ở khu vực này có một viên sĩ quan Ngụy rất hay dùng trực thăng bay lượn, hắn thuộc làu địa hình và phát hiện tàu chúng tôi không phải là tàu đánh cá, đặc công ta đã phải đánh chìm tàu. Sau lần đó, Mỹ - Ngụy cảnh giác hơn và cứ thấy tàu lạ vào vùng biển là chúng bắn phá. "Đã từng có đoàn tàu 200 người hy sinh, thi hài phải nằm lại dưới biển. Sau này, chúng tôi phải thay đổi lộ trình, chỉ được đi từ cảng Hải Phòng vào Quảng Bình và chuyển hàng cho thanh niên xung phong chi viện cho chiến trường miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên bộ.
Kết thúc chiến tranh, ông được Trung tướng Phạm Ngọc Mậu ký quyết định về dạy lịch sử cho Bộ tư lệnh Thủ đô. "Tôi chủ yếu dạy cho các sĩ quan và thương binh đi miền Nam trở về chưa tốt nghiệp đại học. Sau đó, tôi ra quân và giảng dạy ở đại học sư phạm Thái Nguyên từ tháng 1/1977. Đến tháng 9/1982, tôi đi Liên Xô làm nghiên cứu sinh tại đại học Tổng hợp Lê-nin. Năm 1992 tôi về giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho đến 2016 thì nghỉ hưu. Từ đó đến nay, tôi tích lũy tư liệu, viết sách nghiên cứu về lịch sử, báo chí", PGS, TS. Cao Văn Liêm nhớ lại.
Hiện tại, PGS, TS. Cao Văn Liêm sinh sống cùng người vợ của mình và có 4 người con đều thành đạt.
Ngoài đam mê viết sách lịch sử, ông cũng thường xuyên phụ giúp người vợ của mình việc nội trợ và nấu những món ăn dân dã như ngô, khoai, bánh đa...
Tuy đã nghỉ hưu, không còn đứng trên bục giảng nhưng ông vẫn thường xuyên trao đổi, chia sẻ với các thế hệ sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền về lịch sử truyền thống dựng nước, giữ nước của nhân dân ta.
Trong ngôi nhà nhỏ của ông chứa đựng những tư liệu lịch sử vô giá về người lính chiến đấu trên những "con tàu không số" huyền thoại vượt đường Hồ Chí Minh trên biển, chi viện cho chiến trường miền Nam.
Ông vinh dự được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng huy chương chiến sĩ giải phóng.
Hiện tại, mặc dù đã bước sang tuổi 75 nhưng ông vẫn sử dụng xe máy để thăm những người đồng đội đã chiến đấu cùng ông trên những "con tàu không số" huyền thoại.