Tần Thủy Hoàng (259 trước Công nguyên - 210 trước Công nguyên) là một trong những hoàng đế quyền lực và có sức ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Trong đó, thành tựu lớn nhất của ông là thống nhất 6 nước chư hầu.Sau khi thống nhất giang sơn, Tần Thủy Hoàng thực hiện nhiều cải cách chính trị, hành chính, thúc đẩy phát triển văn hóa, giáo dục... Không những vậy, trong thời gian trị vì đất nước, ông cho xây dựng nhiều công trình bề thế như cung điện, đền, chùa....Khi tìm hiểu về cuộc đời Tần Thủy Hoàng, giới nghiên cứu biết được một sự việc thú vị. Đó là ông hoàng này từng hạ lệnh đúc tượng tạc một nữ thương nhân để tưởng nhớ. Người này chính là Ba Thanh.Theo các ghi chép, khi trưởng thành, Ba Thanh được gả vào một gia đình giàu có ở đất Ba Thục (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Không lâu sau, Ba Thanh trở thành góa phụ và thừa kế khối tài sản lớn, bao gồm sản nghiệp mỏ khoáng sản Chu Sa của gia tộc.Vào thời kỳ đó, khoáng sản Chu Sa thường được dùng để luyện đan, trừ tà. Tần Thủy Hoàng khao khát được trường sinh nên cho người tìm kiếm khắp nơi phương thuốc giúp đạt được sự bất tử. Nhiều thầy thuốc đã dâng lên vua Tần tiên đan trường sinh có thành phần chính là Chu Sa.Do đó, Ba Thanh được Tần Thủy Hoàng chú ý đến. Góa phụ này cung cấp lượng lớn Chu Sa cho vua Tần để chế tạo thuốc trường sinh cũng như dùng trong xây dựng lăng mộ của ông hoàng này.Ngoài mỏ Chu Sa, Ba Thanh còn là một thương nhân giàu có nhờ kinh doanh nhiều mặt hàng với mạng lưới buôn bán rộng khắp cả nước.Với khối tài sản khổng lồ, góa phụ này đã quyên góp số tiền lớn cho Tần Thuỷ Hoàng thực hiện các cải cách, xây dựng các công trình lớn của quốc gia...Ba Thanh từng bước trở thành người đáng tin cậy nhất bên cạnh Tần Thủy Hoàng. Vua Tần thỉnh thoảng hỏi ý kiến của bà về một số việc quốc gia đại sự. Sau khi bà qua đời, vua Tần còn dựng bia tưởng niệm, đặt tượng ở quê nhà để tưởng nhớ nữ góa phụ đã có đóng góp lớn cho nhà Tần.Không những vậy, Ba Thanh còn được Tần Thủy Hoàng ban đặc ân chưa từng có là trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ họ thời con gái được ghi chép vào chính sử. Ngay cả mẹ ruột của Tần Thủy Hoàng cũng không được hưởng đặc ân này.Mời độc giả xem video: Kinh ngạc cỗ xe “giường nằm” của Tần Thủy Hoàng đến nay vẫn chạy tốt.
Tần Thủy Hoàng (259 trước Công nguyên - 210 trước Công nguyên) là một trong những hoàng đế quyền lực và có sức ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Trong đó, thành tựu lớn nhất của ông là thống nhất 6 nước chư hầu.
Sau khi thống nhất giang sơn, Tần Thủy Hoàng thực hiện nhiều cải cách chính trị, hành chính, thúc đẩy phát triển văn hóa, giáo dục... Không những vậy, trong thời gian trị vì đất nước, ông cho xây dựng nhiều công trình bề thế như cung điện, đền, chùa....
Khi tìm hiểu về cuộc đời Tần Thủy Hoàng, giới nghiên cứu biết được một sự việc thú vị. Đó là ông hoàng này từng hạ lệnh đúc tượng tạc một nữ thương nhân để tưởng nhớ. Người này chính là Ba Thanh.
Theo các ghi chép, khi trưởng thành, Ba Thanh được gả vào một gia đình giàu có ở đất Ba Thục (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Không lâu sau, Ba Thanh trở thành góa phụ và thừa kế khối tài sản lớn, bao gồm sản nghiệp mỏ khoáng sản Chu Sa của gia tộc.
Vào thời kỳ đó, khoáng sản Chu Sa thường được dùng để luyện đan, trừ tà. Tần Thủy Hoàng khao khát được trường sinh nên cho người tìm kiếm khắp nơi phương thuốc giúp đạt được sự bất tử. Nhiều thầy thuốc đã dâng lên vua Tần tiên đan trường sinh có thành phần chính là Chu Sa.
Do đó, Ba Thanh được Tần Thủy Hoàng chú ý đến. Góa phụ này cung cấp lượng lớn Chu Sa cho vua Tần để chế tạo thuốc trường sinh cũng như dùng trong xây dựng lăng mộ của ông hoàng này.
Ngoài mỏ Chu Sa, Ba Thanh còn là một thương nhân giàu có nhờ kinh doanh nhiều mặt hàng với mạng lưới buôn bán rộng khắp cả nước.
Với khối tài sản khổng lồ, góa phụ này đã quyên góp số tiền lớn cho Tần Thuỷ Hoàng thực hiện các cải cách, xây dựng các công trình lớn của quốc gia...
Ba Thanh từng bước trở thành người đáng tin cậy nhất bên cạnh Tần Thủy Hoàng. Vua Tần thỉnh thoảng hỏi ý kiến của bà về một số việc quốc gia đại sự. Sau khi bà qua đời, vua Tần còn dựng bia tưởng niệm, đặt tượng ở quê nhà để tưởng nhớ nữ góa phụ đã có đóng góp lớn cho nhà Tần.
Không những vậy, Ba Thanh còn được Tần Thủy Hoàng ban đặc ân chưa từng có là trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ họ thời con gái được ghi chép vào chính sử. Ngay cả mẹ ruột của Tần Thủy Hoàng cũng không được hưởng đặc ân này.