Athos là một trong những ngọn núi kỳ lạ nhất trên thế giới. Từ hàng nghìn năm qua, người ta cấm phụ nữ đặt chân tới tới ngọn núi này, chỉ trừ một vài trường hợp cực kỳ đặc biệt trong lịch sử. Ngoài ra, bất kỳ ai vi phạm sẽ bị xử lý rất nặng.Ngoài phụ nữ, trẻ em, đàn ông có râu cũng không được đặt chân tới vùng đất này. Thậm chí, các loài động vật giống cái cũng bị cấm triệt lên núi, chỉ có chim muông và côn trùng, do thuộc về bầu trời nên sẽ trở thành ngoại lệ.Ngọn núi này được thành lập như một thế giới riêng của tu sĩ từ thế kỷ IX. Ngày nay, núi Athos trở thành nhà của hơn 2.000 tu sĩ đến từ Hy Lạp và các quốc gia lân cận như Bulgaria, Serbia và Nga. Những tu sĩ sống cuộc đời khổ hạnh và gần như hoàn toàn cô lập với phần còn lại của thế giới.Núi Athos nằm về phía Bắc của bán đảo Macedonia thuộc Hy Lạp ngày nay. Núi Athos trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "Núi Thánh". Đây cũng là một trung tâm quan trọng của tu viện Chính thống giáo Đông phương. Theo World Atlas, ngọn núi cao 2.033 m, diện tích tự nhiên hơn 335 km2. Trên ngọn núi này có 20 tu viện được xây dựng.Sở dĩ phụ nữ không được đặt chân tới ngọn núi này vì họ bị cho là nguyên nhân khiến các tu sĩ trở nên xao lãng và cản trở sự giác ngộ tâm linh. Tại đây, tu sĩ phải mặc quần áo dài, màu đen để phản ánh cái nhìn từ cõi chết ra thế giới bên ngoài. Họ phải cầu nguyện từng phút trong ngày. Sau 8 tiếng phục vụ ở nhà thờ, tu sĩ trở về nhà và tiếp tục cầu nguyện một cách âm thầm.Người phụ nữ duy nhất được chấp nhận ở Athos là Đức mẹ đồng trinh Mary. Truyền thuyết kể rằng, Đức mẹ đã dừng chân trên núi Athos để tránh một cơn bão. Sau đó, Đức mẹ truyền lại những giáo lý đạo Thiên Chúa cho người dân sinh sống trên đảo.Núi Athos đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1988. Nơi đây, các tu viện Athonite có một bộ sưu tập phong phú các hiện vật được bảo quản tốt, sách quý hiếm, tài liệu cổ và tác phẩm nghệ thuật có giá trị lịch sử to lớn.
Athos là một trong những ngọn núi kỳ lạ nhất trên thế giới. Từ hàng nghìn năm qua, người ta cấm phụ nữ đặt chân tới tới ngọn núi này, chỉ trừ một vài trường hợp cực kỳ đặc biệt trong lịch sử. Ngoài ra, bất kỳ ai vi phạm sẽ bị xử lý rất nặng.
Ngoài phụ nữ, trẻ em, đàn ông có râu cũng không được đặt chân tới vùng đất này. Thậm chí, các loài động vật giống cái cũng bị cấm triệt lên núi, chỉ có chim muông và côn trùng, do thuộc về bầu trời nên sẽ trở thành ngoại lệ.
Ngọn núi này được thành lập như một thế giới riêng của tu sĩ từ thế kỷ IX. Ngày nay, núi Athos trở thành nhà của hơn 2.000 tu sĩ đến từ Hy Lạp và các quốc gia lân cận như Bulgaria, Serbia và Nga. Những tu sĩ sống cuộc đời khổ hạnh và gần như hoàn toàn cô lập với phần còn lại của thế giới.
Núi Athos nằm về phía Bắc của bán đảo Macedonia thuộc Hy Lạp ngày nay. Núi Athos trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "Núi Thánh". Đây cũng là một trung tâm quan trọng của tu viện Chính thống giáo Đông phương. Theo World Atlas, ngọn núi cao 2.033 m, diện tích tự nhiên hơn 335 km2. Trên ngọn núi này có 20 tu viện được xây dựng.
Sở dĩ phụ nữ không được đặt chân tới ngọn núi này vì họ bị cho là nguyên nhân khiến các tu sĩ trở nên xao lãng và cản trở sự giác ngộ tâm linh. Tại đây, tu sĩ phải mặc quần áo dài, màu đen để phản ánh cái nhìn từ cõi chết ra thế giới bên ngoài. Họ phải cầu nguyện từng phút trong ngày. Sau 8 tiếng phục vụ ở nhà thờ, tu sĩ trở về nhà và tiếp tục cầu nguyện một cách âm thầm.
Người phụ nữ duy nhất được chấp nhận ở Athos là Đức mẹ đồng trinh Mary. Truyền thuyết kể rằng, Đức mẹ đã dừng chân trên núi Athos để tránh một cơn bão. Sau đó, Đức mẹ truyền lại những giáo lý đạo Thiên Chúa cho người dân sinh sống trên đảo.
Núi Athos đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1988. Nơi đây, các tu viện Athonite có một bộ sưu tập phong phú các hiện vật được bảo quản tốt, sách quý hiếm, tài liệu cổ và tác phẩm nghệ thuật có giá trị lịch sử to lớn.