Nằm trên núi Câu Lâu ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự) được ví như một bảo tàng tượng Phật với nhiều pho tượng cổ độc đáo, sống động, có hồn.Theo thống kê, trong chùa có hơn 70 pho tượng, chủ yếu được tạc bằng gỗ mít, như các bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Tuyết Sơn, tượng Bồ tát Di Lặc, tượng Bồ tát Văn Thù, tượng Bồ tát Phổ Hiền...Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ Pháp, cao chừng 3 mét, trang nghiêm và đầy thần thái.Phần lớn các tượng của chùa Tây Phương có niên đại vào cuối thế kỷ 18. Một số tượng khác được tạc vào giữa thế kỷ 19.Tác giả của những tác phẩm điêu khắc tinh xảo này chính là các nghệ nhân làng mộc trong vùng Tổng Nủa, làng truyền thống Chàng Sơn – làng mộc nổi tiếng nhất xứ Đoài thời bấy giờ.Đặc biệt nổi tiếng trong kho tàng tượng cổ ở chùa Tây Phương là bộ tượng 18 vị La Hán, được coi là tác phẩm kinh điển của nền nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.Các tác phẩm này tái hiện hình ảnh 18 vị Sư tổ của Phật giáo, gồm Tôn giả Ca Diếp (Mahakasyapa), Tôn giả A Nan (Ananda), Thương Na Hòa Tu (Sanakavasa), Ưu Bà Cúc Đa (Upagupta), Đề Đa Ca (Dhritaka), Di Giá Ca (Michakha), Bà Tu Mật (Vasumatra), Phật Đà Nan Đề (Bouddhanandi)......Phật Đà Mật Đa (Bouddhamitra), Hiệp Tôn Giả (Parsva), Mã Minh (Asvagosha), Ca Tỳ Ma La (Capimala), Long Thụ (Nagarjuna), La Hầu La Đa (Rahulata), Tăng Già Nan Đề (Sanghanandi), Già Da Xá Đa (Samghayacas), Cưu Ma La Đa (Kumarata) và Xà Dạ Đa (Jayata).18 bức tượng được tạo hình với những dáng điệu, biểu cảm nét mặt vô cùng sinh động, như thể đây là những người sống, chỉ bất động do dòng thời gian ngừng trôi.18 bức tượng này là nguồn cảm hứng cho nhà thơ Huy Cận sáng tác những câu thơ lay động lòng người trong bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” năm 1960.Bài thơ có những đoạn lột tả rất chân thực tư thế, thần thái của các bức tượng, như "Có vị mắt giương, mày nhíu xệch / Trán như nổi sóng biển luân hồi / Môi cong chua chát, tâm hồn héo / Gân vặn bàn tay mạch máu sôi...".Vào năm 2015, tượng 18 vị La Hán chùa Tây Phương đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia của Việt Nam với tên gọi chính thức là “Bộ tượng Phật giáo chùa Tây Phương thời Tây Sơn”.
Nằm trên núi Câu Lâu ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự) được ví như một bảo tàng tượng Phật với nhiều pho tượng cổ độc đáo, sống động, có hồn.
Theo thống kê, trong chùa có hơn 70 pho tượng, chủ yếu được tạc bằng gỗ mít, như các bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Tuyết Sơn, tượng Bồ tát Di Lặc, tượng Bồ tát Văn Thù, tượng Bồ tát Phổ Hiền...
Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ Pháp, cao chừng 3 mét, trang nghiêm và đầy thần thái.
Phần lớn các tượng của chùa Tây Phương có niên đại vào cuối thế kỷ 18. Một số tượng khác được tạc vào giữa thế kỷ 19.
Tác giả của những tác phẩm điêu khắc tinh xảo này chính là các nghệ nhân làng mộc trong vùng Tổng Nủa, làng truyền thống Chàng Sơn – làng mộc nổi tiếng nhất xứ Đoài thời bấy giờ.
Đặc biệt nổi tiếng trong kho tàng tượng cổ ở chùa Tây Phương là bộ tượng 18 vị La Hán, được coi là tác phẩm kinh điển của nền nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Các tác phẩm này tái hiện hình ảnh 18 vị Sư tổ của Phật giáo, gồm Tôn giả Ca Diếp (Mahakasyapa), Tôn giả A Nan (Ananda), Thương Na Hòa Tu (Sanakavasa), Ưu Bà Cúc Đa (Upagupta), Đề Đa Ca (Dhritaka), Di Giá Ca (Michakha), Bà Tu Mật (Vasumatra), Phật Đà Nan Đề (Bouddhanandi)...
...Phật Đà Mật Đa (Bouddhamitra), Hiệp Tôn Giả (Parsva), Mã Minh (Asvagosha), Ca Tỳ Ma La (Capimala), Long Thụ (Nagarjuna), La Hầu La Đa (Rahulata), Tăng Già Nan Đề (Sanghanandi), Già Da Xá Đa (Samghayacas), Cưu Ma La Đa (Kumarata) và Xà Dạ Đa (Jayata).
18 bức tượng được tạo hình với những dáng điệu, biểu cảm nét mặt vô cùng sinh động, như thể đây là những người sống, chỉ bất động do dòng thời gian ngừng trôi.
18 bức tượng này là nguồn cảm hứng cho nhà thơ Huy Cận sáng tác những câu thơ lay động lòng người trong bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” năm 1960.
Bài thơ có những đoạn lột tả rất chân thực tư thế, thần thái của các bức tượng, như "Có vị mắt giương, mày nhíu xệch / Trán như nổi sóng biển luân hồi / Môi cong chua chát, tâm hồn héo / Gân vặn bàn tay mạch máu sôi...".
Vào năm 2015, tượng 18 vị La Hán chùa Tây Phương đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia của Việt Nam với tên gọi chính thức là “Bộ tượng Phật giáo chùa Tây Phương thời Tây Sơn”.