Xuất thân là một công tử Mãn Châu (Trung Quốc), tham quan Hòa Thân (1750-1799) tự Trí Trai, hiệu Gia Nhạc Đường, là người tộc Nữu Hỗ Lộc thuộc Chính Hồng kỳ Mãn Châu. Theo các sử liệu, Hòa Thân là một trong những tham quan khét tiếng nhất nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.Từ một thị vệ nhỏ bé, Hòa Thân dùng nhiều cách để có được sự chú ý của vua Càn Long. Sau đó, ông dùng tài ăn nói, giỏi xu nịnh nên được ông hoàng này tin tưởng, giao cho nhiều trọng rách quan trọng trong triều đình.Được vua Càn Long "che chở", Hòa Thân kết bè phái, tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức... Sử cũ có ghi chép khi vua Gia Khánh cho người tịch thu gia sản của tham quan này thì phát hiện sự thật động trời. Đó là Hòa Thân nắm giữ số của cải tương đương với tổng thu nhập tài chính trong 15 năm của triều Thanh.Từ đây, nhiều người tò mò vì sao mà Hòa Thân làm được như vậy. Nếu chỉ dùng lời ngon tiếng ngọt lấy lòng vua Càn Long thì vị quan này khó có thể đứng vững trong triều khoảng 30 năm cũng như được hoàng đế "che chở" dù biết rõ các tội của Hòa Thân.Liên quan đến sự việc này, một số nhà nghiên cứu cho rằng, Hòa Thân không chỉ giỏi xu nịnh, lấy được lòng vua Càn Long mà còn có tài năng, có những cống hiến cho triều đình và sự phát triển của nhà Thanh. Cụ thể, Hòa Thân là người thông minh, tinh thông 4 thứ tiếng là Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng cũng như thuộc nằm lòng Tứ thư, Ngũ kinh. Do đó, ông được hai thầy giáo là Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang rất mực yêu mến.Biết được hoàng đế Càn Long yêu thích thơ phú nên Hòa Thân bỏ công sức học thơ và làm thơ. Nhờ vậy, viên quan này có thể chiều theo sở thích của nhà vua. Ngay cả một số học sĩ thời bấy giờ cũng kính phục tài năng thơ văn của Hòa Thân.Hòa Thân từng đảm nhiệm chức vụ quan biên soạn “Tứ khố toàn thư”. Để có thể biên soạn được tác phẩm quan trọng của triều đình này, Hòa Thân phải là người có tài năng thực sự mới có thể hoàn thành công việc mà không bị triều đình xử phạt vì mắc lỗi.Tiếp đến, năm 1780, Hòa Thân trong lúc tới nhà của một quan viên cấp dưới uống trà thì vô tình nhìn thấy một cuốn sách mang tên “Thạch đầu ký”. Đó là cuốn sách mới nên Hòa Thân hứng thú đọc một cách say mê. Sau khi đọc xong, Hòa Thân đánh giá rất cao cuốn sách ấy nhưng nó bị nhà Thanh nghiêm cấm phát hành. Điều này xuất phát từ việc cuốn sách có một số từ ngữ và phân đoạn khiếm nhã.Để cuốn sách trên có thể được lưu hành rộng rãi, Hòa Thân đã tìm đến Cao Ngạc - một đại văn nhân thời ấy nhằm sửa lại tác phẩm cũng như viết một cái kết khác trước khi đổi tên thành “Hồng lâu mộng”.Sau khi hoàn thành việc sửa sách, Hòa Thân đem cuốn sách này cho vua Càn Long xem trước. Sau khi đọc xong cuốn sách này, nhà vua tấm tắc khen ngợi và cho phép lưu hành tác phẩm này. Nhờ vậy, cuốn sách được in ấn với số lượng lớn và được nhiều độc giả yêu thích. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Bất ngờ với sáng chế để đời của Hòa Thân được dùng đến ngày nay.
Xuất thân là một công tử Mãn Châu (Trung Quốc), tham quan Hòa Thân (1750-1799) tự Trí Trai, hiệu Gia Nhạc Đường, là người tộc Nữu Hỗ Lộc thuộc Chính Hồng kỳ Mãn Châu. Theo các sử liệu, Hòa Thân là một trong những tham quan khét tiếng nhất nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Từ một thị vệ nhỏ bé, Hòa Thân dùng nhiều cách để có được sự chú ý của vua Càn Long. Sau đó, ông dùng tài ăn nói, giỏi xu nịnh nên được ông hoàng này tin tưởng, giao cho nhiều trọng rách quan trọng trong triều đình.
Được vua Càn Long "che chở", Hòa Thân kết bè phái, tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức... Sử cũ có ghi chép khi vua Gia Khánh cho người tịch thu gia sản của tham quan này thì phát hiện sự thật động trời. Đó là Hòa Thân nắm giữ số của cải tương đương với tổng thu nhập tài chính trong 15 năm của triều Thanh.
Từ đây, nhiều người tò mò vì sao mà Hòa Thân làm được như vậy. Nếu chỉ dùng lời ngon tiếng ngọt lấy lòng vua Càn Long thì vị quan này khó có thể đứng vững trong triều khoảng 30 năm cũng như được hoàng đế "che chở" dù biết rõ các tội của Hòa Thân.
Liên quan đến sự việc này, một số nhà nghiên cứu cho rằng, Hòa Thân không chỉ giỏi xu nịnh, lấy được lòng vua Càn Long mà còn có tài năng, có những cống hiến cho triều đình và sự phát triển của nhà Thanh. Cụ thể, Hòa Thân là người thông minh, tinh thông 4 thứ tiếng là Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng cũng như thuộc nằm lòng Tứ thư, Ngũ kinh. Do đó, ông được hai thầy giáo là Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang rất mực yêu mến.
Biết được hoàng đế Càn Long yêu thích thơ phú nên Hòa Thân bỏ công sức học thơ và làm thơ. Nhờ vậy, viên quan này có thể chiều theo sở thích của nhà vua. Ngay cả một số học sĩ thời bấy giờ cũng kính phục tài năng thơ văn của Hòa Thân.
Hòa Thân từng đảm nhiệm chức vụ quan biên soạn “Tứ khố toàn thư”. Để có thể biên soạn được tác phẩm quan trọng của triều đình này, Hòa Thân phải là người có tài năng thực sự mới có thể hoàn thành công việc mà không bị triều đình xử phạt vì mắc lỗi.
Tiếp đến, năm 1780, Hòa Thân trong lúc tới nhà của một quan viên cấp dưới uống trà thì vô tình nhìn thấy một cuốn sách mang tên “Thạch đầu ký”. Đó là cuốn sách mới nên Hòa Thân hứng thú đọc một cách say mê. Sau khi đọc xong, Hòa Thân đánh giá rất cao cuốn sách ấy nhưng nó bị nhà Thanh nghiêm cấm phát hành. Điều này xuất phát từ việc cuốn sách có một số từ ngữ và phân đoạn khiếm nhã.
Để cuốn sách trên có thể được lưu hành rộng rãi, Hòa Thân đã tìm đến Cao Ngạc - một đại văn nhân thời ấy nhằm sửa lại tác phẩm cũng như viết một cái kết khác trước khi đổi tên thành “Hồng lâu mộng”.
Sau khi hoàn thành việc sửa sách, Hòa Thân đem cuốn sách này cho vua Càn Long xem trước. Sau khi đọc xong cuốn sách này, nhà vua tấm tắc khen ngợi và cho phép lưu hành tác phẩm này. Nhờ vậy, cuốn sách được in ấn với số lượng lớn và được nhiều độc giả yêu thích. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Bất ngờ với sáng chế để đời của Hòa Thân được dùng đến ngày nay.