Bắc qua sông Hương, nối liền hai phường Phú Hòa và phường Phú Hội của thành phố Huế, cầu trường Tiền được xây từ năm 1897-1899, là công trình kiến trúc thời thuộc địa tiêu biểu của Cố đô Huế. Người thiết cầu là kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Gustave Eiffel.Nằm bên đường Trần Hưng Đạo, dọc bờ bắc sông Hương, chợ Đông Ba có tuổi đời hai thế kỷ, là khu chợ nổi tiếng nhất xứ Huế. Được coi là nơi lưu giữ những tinh túy văn hóa đặc sắc của Cố đô, chợ là nơi du khách có thể tìm mua những đặc sản địa phương độc đáo.Thành lập vào năm 1896, trường Quốc Học Huế (tên chính thức hiện nay: Trường THPT Chuyên Quốc Học) là một trong những ngôi trường lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam. Nhiều nhà cách mạng kiệt xuất đã từng theo học tại đây, nổi bật là hai tên tuổi Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.Nằm cạnh núi Ngự Bình - một biểu tượng phong thủy của nhà Nguyễn, núi Bân là một chứng tích lịch sử oai hùng của nhà Tây Sơn. Tại ngọn núi này, người anh hùng Nguyễn Huệ đã đọc chiếu lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Quang Trung, khởi đầu triều đại Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam.Nằm ở xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, Thừa Thiên Huế, làng cổ Phước Tích được thành lập vào khoảng thế kỉ 15, là ngôi làng cổ nổi tiếng bậc nhất miền Trung. Làng còn giữ được hệ thống kiến trúc cổ độc đáo với nhiều nhà rường trăm tuổi.Nằm ở xã Thuỷ Thanh, thị xã Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế, cầu ngói Thanh Toàn là một trong những cây chiếc cầu gỗ cổ hiếm hoi còn được gìn giữ ở Việt Nam. Cầu được được xây vào năm 1776 theo lối “thượng gia hạ kiều” (trên nhà, dưới cầu), chia làm 7 gian.Chạy dọc theo bờ sông Hương ở phía Bắc Kinh thành Huế, phố cổ Bao Vinh từng có thời phồn thịnh không kém gì phố cổ Hội An ở Quảng Nam. Ngày nay khu phố này còn lưu giữ được hàng chục ngôi nhà cổ có niên đại từ 150 đến 200 năm tuổi.Nằm dưới chân núi Thiên Thai, thuộc phường Tây An, TP Huế, khu di tích Chín Hầm là một địa danh lịch sử cách mạng quan trọng của đất Cố đô. Vốn là một kho tàng trữ vũ khí của quân đội Pháp, Chín Hầm đã trở thành nơi giam giữ những người yêu nước dưới chế độ độc tài Ngô Đình Diệm.Nằm ở phường Trường An của thành phố Huế, Khu lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu là nơi cụ Phan Bội Châu (1867–1940), nhà yêu nước lỗi lạc của Việt Nam đã sống những năm tháng cuối đời. Cụ được an táng trong khu vườn ở nơi đây sau khi từ trần vào ngày 29/10/1940.Nằm bên bờ biển thuộc xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Tháp Phú Diên là di tích Chăm cổ nguyên vẹn nhất của xứ Huế. Tháp được phát hiện vào năm 2001, nằm sâu dưới lòng cồn cát từ 5–7 mét. Đây là một trong những công trình có niên đại sớm nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chăm.Tọa lạc ở đầu phía Nam cầu Trường Tiền, Đài Thánh Tử đạo là nơi ghi dấu một sự kiện lớn trong phong trào Phật giáo Huế năm 1963. Đó là ngày Phật đản 8/5/1963, các Phật tử tiến hành biểu tình tại đài phát thanh Huế đã bị chính quyền Sài Gòn đàn áp, khiến 8 người thiệt mạng.Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.
Bắc qua sông Hương, nối liền hai phường Phú Hòa và phường Phú Hội của thành phố Huế, cầu trường Tiền được xây từ năm 1897-1899, là công trình kiến trúc thời thuộc địa tiêu biểu của Cố đô Huế. Người thiết cầu là kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Gustave Eiffel.
Nằm bên đường Trần Hưng Đạo, dọc bờ bắc sông Hương, chợ Đông Ba có tuổi đời hai thế kỷ, là khu chợ nổi tiếng nhất xứ Huế. Được coi là nơi lưu giữ những tinh túy văn hóa đặc sắc của Cố đô, chợ là nơi du khách có thể tìm mua những đặc sản địa phương độc đáo.
Thành lập vào năm 1896, trường Quốc Học Huế (tên chính thức hiện nay: Trường THPT Chuyên Quốc Học) là một trong những ngôi trường lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam. Nhiều nhà cách mạng kiệt xuất đã từng theo học tại đây, nổi bật là hai tên tuổi Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.
Nằm cạnh núi Ngự Bình - một biểu tượng phong thủy của nhà Nguyễn, núi Bân là một chứng tích lịch sử oai hùng của nhà Tây Sơn. Tại ngọn núi này, người anh hùng Nguyễn Huệ đã đọc chiếu lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Quang Trung, khởi đầu triều đại Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam.
Nằm ở xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, Thừa Thiên Huế, làng cổ Phước Tích được thành lập vào khoảng thế kỉ 15, là ngôi làng cổ nổi tiếng bậc nhất miền Trung. Làng còn giữ được hệ thống kiến trúc cổ độc đáo với nhiều nhà rường trăm tuổi.
Nằm ở xã Thuỷ Thanh, thị xã Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế, cầu ngói Thanh Toàn là một trong những cây chiếc cầu gỗ cổ hiếm hoi còn được gìn giữ ở Việt Nam. Cầu được được xây vào năm 1776 theo lối “thượng gia hạ kiều” (trên nhà, dưới cầu), chia làm 7 gian.
Chạy dọc theo bờ sông Hương ở phía Bắc Kinh thành Huế, phố cổ Bao Vinh từng có thời phồn thịnh không kém gì phố cổ Hội An ở Quảng Nam. Ngày nay khu phố này còn lưu giữ được hàng chục ngôi nhà cổ có niên đại từ 150 đến 200 năm tuổi.
Nằm dưới chân núi Thiên Thai, thuộc phường Tây An, TP Huế, khu di tích Chín Hầm là một địa danh lịch sử cách mạng quan trọng của đất Cố đô. Vốn là một kho tàng trữ vũ khí của quân đội Pháp, Chín Hầm đã trở thành nơi giam giữ những người yêu nước dưới chế độ độc tài Ngô Đình Diệm.
Nằm ở phường Trường An của thành phố Huế, Khu lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu là nơi cụ Phan Bội Châu (1867–1940), nhà yêu nước lỗi lạc của Việt Nam đã sống những năm tháng cuối đời. Cụ được an táng trong khu vườn ở nơi đây sau khi từ trần vào ngày 29/10/1940.
Nằm bên bờ biển thuộc xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Tháp Phú Diên là di tích Chăm cổ nguyên vẹn nhất của xứ Huế. Tháp được phát hiện vào năm 2001, nằm sâu dưới lòng cồn cát từ 5–7 mét. Đây là một trong những công trình có niên đại sớm nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chăm.
Tọa lạc ở đầu phía Nam cầu Trường Tiền, Đài Thánh Tử đạo là nơi ghi dấu một sự kiện lớn trong phong trào Phật giáo Huế năm 1963. Đó là ngày Phật đản 8/5/1963, các Phật tử tiến hành biểu tình tại đài phát thanh Huế đã bị chính quyền Sài Gòn đàn áp, khiến 8 người thiệt mạng.
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.