Đồng bào người dân tộc Cor được biết đến với kỹ năng dựng cây nêu rất cầu kỳ và đặc sắc. Ảnh: Cây nêu của người Cor được trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học ỏ Hà Nội.Những cây nêu của người Cor cao 13-15 mét, gồm ba đoạn lắp lên nhau. Đoạn ngọn và đoạn giữa làm từ tre, trang trí hình hoa. Đoạn gốc là khúc gỗ chò được trang trí rất nhiều họa tiết. Ở Bảo tàng, do trần nhà thấp nên đoạn gốc được tách ra và dựng cạnh tường.Đối với dân tộc Cor, cây nêu là trung tâm của lễ hiến sinh trâu, vừa làm chức năng cột để buộc trâu tế, vừa là "cây hoa" trang trí và "cây vũ trụ" liên thông thần linh và con người.Nét mỹ thuật đặc sắc nhất trên cây nêu của người Cor là các Gu làm bằng gỗ bút. Người Cor thường dùng Gu để trang trí mâm thần. Mâm gỗ này cũng được trang trí nhiều hoạ tiết, hoa văn, hình vẽ tương đối đa dạng và phong phú.Tùy theo địa phương, trên các mặt Gu có thể là một thảm hoa văn mô tả cuộc sống hoặc trang các hoa văn hình học phản ánh quan niệm về các thần linh.Xung quanh của mâm thần của cây nêu được đục lỗ cho xuyên để treo các dải trang trí bắt mắt.Phần trên mâm thần được bọc bằng xơ vỏ cây, trang trí bằng các hình tượng hoa kết bằng bằng nan tre, mang hàm ý tôn vinh tiên tổ.Đỉnh cây nêu có biểu tượng một con chim chèo bẻo. Trong tâm thức của người Cor, chim chèo bẻo gần gũi như người bạn và cũng là vua của các loài chim.Chim chèo bẻo được đặt ở vị trí cao nhất để canh không cho các loại ma xấu vào phá hoại.Trên đỉnh cây nêu còn treo một tấm phướn đan bằng nan giang, được trang trí cầu kỳ và treo các con chim chèo bẻo bằng gỗ ở phía dưới. Khi gió thổi, tấm phướn làm ngọn cây nêu quay, đưa chim chèo bẻo "bay" theo.Người Cor hầu như chỉ sử dụng một công cụ cơ bản là chiếc rựa để thực hiện các công việc chạm khắc công phu và giàu tính mỹ thuật trên cây nêu.Màu sắc để tô lên các hình vẽ, hoa văn được tạo ra từ các loại thảo mộc địa phương hoặc mài từ đá núi.Trong suốt nhiều thế hệ, người Cor đã lưu truyền những bài hát mô tả hình dạng cây nêu, ý nghĩa của các hình tượng, hoa văn, tên tuổi và vị trí các thần linh trên thân nêu…Vào năm 2015, nghi lễ dựng cây nêu và bộ Gu của người Cor đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Việt Nam.Xem video: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Đồng bào người dân tộc Cor được biết đến với kỹ năng dựng cây nêu rất cầu kỳ và đặc sắc. Ảnh: Cây nêu của người Cor được trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học ỏ Hà Nội.
Những cây nêu của người Cor cao 13-15 mét, gồm ba đoạn lắp lên nhau. Đoạn ngọn và đoạn giữa làm từ tre, trang trí hình hoa. Đoạn gốc là khúc gỗ chò được trang trí rất nhiều họa tiết. Ở Bảo tàng, do trần nhà thấp nên đoạn gốc được tách ra và dựng cạnh tường.
Đối với dân tộc Cor, cây nêu là trung tâm của lễ hiến sinh trâu, vừa làm chức năng cột để buộc trâu tế, vừa là "cây hoa" trang trí và "cây vũ trụ" liên thông thần linh và con người.
Nét mỹ thuật đặc sắc nhất trên cây nêu của người Cor là các Gu làm bằng gỗ bút. Người Cor thường dùng Gu để trang trí mâm thần. Mâm gỗ này cũng được trang trí nhiều hoạ tiết, hoa văn, hình vẽ tương đối đa dạng và phong phú.
Tùy theo địa phương, trên các mặt Gu có thể là một thảm hoa văn mô tả cuộc sống hoặc trang các hoa văn hình học phản ánh quan niệm về các thần linh.
Xung quanh của mâm thần của cây nêu được đục lỗ cho xuyên để treo các dải trang trí bắt mắt.
Phần trên mâm thần được bọc bằng xơ vỏ cây, trang trí bằng các hình tượng hoa kết bằng bằng nan tre, mang hàm ý tôn vinh tiên tổ.
Đỉnh cây nêu có biểu tượng một con chim chèo bẻo. Trong tâm thức của người Cor, chim chèo bẻo gần gũi như người bạn và cũng là vua của các loài chim.
Chim chèo bẻo được đặt ở vị trí cao nhất để canh không cho các loại ma xấu vào phá hoại.
Trên đỉnh cây nêu còn treo một tấm phướn đan bằng nan giang, được trang trí cầu kỳ và treo các con chim chèo bẻo bằng gỗ ở phía dưới. Khi gió thổi, tấm phướn làm ngọn cây nêu quay, đưa chim chèo bẻo "bay" theo.
Người Cor hầu như chỉ sử dụng một công cụ cơ bản là chiếc rựa để thực hiện các công việc chạm khắc công phu và giàu tính mỹ thuật trên cây nêu.
Màu sắc để tô lên các hình vẽ, hoa văn được tạo ra từ các loại thảo mộc địa phương hoặc mài từ đá núi.
Trong suốt nhiều thế hệ, người Cor đã lưu truyền những bài hát mô tả hình dạng cây nêu, ý nghĩa của các hình tượng, hoa văn, tên tuổi và vị trí các thần linh trên thân nêu…
Vào năm 2015, nghi lễ dựng cây nêu và bộ Gu của người Cor đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Việt Nam.
Xem video: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.