Nét độc đáo của lễ hội chùa Phượng Vũ (Thái Bình) là nghi lễ rước kiệu dưới nước. Vị chủ hội năm Mậu Tuất là ông Nguyễn Văn Chức (63 tuổi). Người có vinh dự này điều kiện phải trên 50 tuổi, gia đình song toàn.Sau khi làm lễ lúc 7h tại chùa, các trai làng được chia thành 3 đội để rước ba chiếc kiệu gồm Song Loan, Long Đình và Kiệu Lễ. Thời tiết ngày diễn ra lễ hội không quá lạnh nhưng việc liên tục lên bờ rồi xuống nước ảnh hưởng không ít đến sức khỏe của người khiêng kiệu.Trước đó có hơn 100 ứng viên đăng ký rước kiệu nhưng chỉ 24 người đạt yêu cầu. Họ phải làm lễ xin đài âm dương vào ngày mùng 6 tháng Giêng.Thanh niên từ 18 tuổi trở lên mới được phép tham gia. Những người này có 3 ngày để chuẩn bị sức khỏe, tinh thần cho buổi rước có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ.Ao, hồ, sông, đền, miếu là những nơi ba chiếc kiệu ghé qua.Trong hành trình, kiệu sẽ được đưa và ghé vào những nhà từng làm chủ hội hoặc có công đóng góp lớn cho nhà chùa.Rồi kiệu lại được đưa xuống nước. Có những khu vực ngập ngang cổ người.Dù đi chân trần rước kiệu lội sông hay đi vào các khu vực nhiều cọc nhọn, đất đá nhưng các thanh niên rước kiệu chưa ai bị thương nặng ở chân. Một vài vết xước ngoài da hay chuột rút là những lần hiếm hoi các anh gặp phải.Họ được tiếp thêm chút gừng tươi để làm ấm cơ thể sau khi ngâm mình hàng giờ dưới nước lạnh.“Mọi đường đi nước bước chúng tôi đều không đoán trước được, ai kéo đi đâu thì đi theo đấy”, anh Nguyễn Tiến Minh, thành viên trong đoàn rước kiệu nói.Chiếc kiệu chao đảo dưới nước khiến các chàng trai vất vả chống đỡ.Mỗi lần lên bờ rồi lao xuống nước đều là sự thử thách cho bất cứ chàng trai nào. Việc được chọn để khênh kiệu đều là niềm tự hào của mỗi người.Người dân bày đồ lễ trước cửa nhà nơi đoàn rước kiệu đi qua.“Nhà tôi cách nơi tổ chức lễ hội 10 km nhưng năm nào tôi cũng đến xem. Màn lội nước rước kiệu thực sự rất cuốn hút”, chị Quỳnh, một du khách chia sẻ.Mỗi buổi rước thường kết thúc đúng giờ chính Ngọ (12h trưa), 3 kiệu được quy tụ tại đền thánh Từ Đạo Hạnh. Tuy nhiên cũng có những năm nghi lễ kéo dài đến 15h chiều.Anh Nguyễn Văn Nha vái lậy khi kiệu về đến đền thánh: “Đây là năm thứ 3 tôi khiêng kiệu, lúc đầu người khá mệt mỏi nhưng càng khiêng lại không còn cảm giác gì”.
Nét độc đáo của lễ hội chùa Phượng Vũ (Thái Bình) là nghi lễ rước kiệu dưới nước. Vị chủ hội năm Mậu Tuất là ông Nguyễn Văn Chức (63 tuổi). Người có vinh dự này điều kiện phải trên 50 tuổi, gia đình song toàn.
Sau khi làm lễ lúc 7h tại chùa, các trai làng được chia thành 3 đội để rước ba chiếc kiệu gồm Song Loan, Long Đình và Kiệu Lễ. Thời tiết ngày diễn ra lễ hội không quá lạnh nhưng việc liên tục lên bờ rồi xuống nước ảnh hưởng không ít đến sức khỏe của người khiêng kiệu.
Trước đó có hơn 100 ứng viên đăng ký rước kiệu nhưng chỉ 24 người đạt yêu cầu. Họ phải làm lễ xin đài âm dương vào ngày mùng 6 tháng Giêng.
Thanh niên từ 18 tuổi trở lên mới được phép tham gia. Những người này có 3 ngày để chuẩn bị sức khỏe, tinh thần cho buổi rước có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ.
Ao, hồ, sông, đền, miếu là những nơi ba chiếc kiệu ghé qua.
Trong hành trình, kiệu sẽ được đưa và ghé vào những nhà từng làm chủ hội hoặc có công đóng góp lớn cho nhà chùa.
Rồi kiệu lại được đưa xuống nước. Có những khu vực ngập ngang cổ người.
Dù đi chân trần rước kiệu lội sông hay đi vào các khu vực nhiều cọc nhọn, đất đá nhưng các thanh niên rước kiệu chưa ai bị thương nặng ở chân. Một vài vết xước ngoài da hay chuột rút là những lần hiếm hoi các anh gặp phải.
Họ được tiếp thêm chút gừng tươi để làm ấm cơ thể sau khi ngâm mình hàng giờ dưới nước lạnh.
“Mọi đường đi nước bước chúng tôi đều không đoán trước được, ai kéo đi đâu thì đi theo đấy”, anh Nguyễn Tiến Minh, thành viên trong đoàn rước kiệu nói.
Chiếc kiệu chao đảo dưới nước khiến các chàng trai vất vả chống đỡ.
Mỗi lần lên bờ rồi lao xuống nước đều là sự thử thách cho bất cứ chàng trai nào. Việc được chọn để khênh kiệu đều là niềm tự hào của mỗi người.
Người dân bày đồ lễ trước cửa nhà nơi đoàn rước kiệu đi qua.
“Nhà tôi cách nơi tổ chức lễ hội 10 km nhưng năm nào tôi cũng đến xem. Màn lội nước rước kiệu thực sự rất cuốn hút”, chị Quỳnh, một du khách chia sẻ.
Mỗi buổi rước thường kết thúc đúng giờ chính Ngọ (12h trưa), 3 kiệu được quy tụ tại đền thánh Từ Đạo Hạnh. Tuy nhiên cũng có những năm nghi lễ kéo dài đến 15h chiều.
Anh Nguyễn Văn Nha vái lậy khi kiệu về đến đền thánh: “Đây là năm thứ 3 tôi khiêng kiệu, lúc đầu người khá mệt mỏi nhưng càng khiêng lại không còn cảm giác gì”.