Sau thất bại lịch sử ở Waterloo, Hoàng đế Napoleon thoái vị và bị đày ra đảo Saint Helene hoang vắng. Sau 6 năm sống tại hòn đảo này, Napoleon trút hơi thở cuối cùng vào năm 1821.Trước cái chết của hoàng đế lừng lẫy một thời của nước Pháp, công chúng tò mò nguyên nhân khiến Napoleon bỏ mạng. Sau khi Napoleon qua đời, các chuyên gia tiến hành khám nghiệm tử thi. Cuối cùng, họ đi đến kết luận Napoleon chết vì căn bệnh ung thư dạ dày.Tuy nhiên, nhiều người không đồng tình với kết luận này. Một số người cho rằng có thể Napoleon bị đầu độc chết. Theo giả thuyết này Napoleon chết vì bị đầu độc bằng thạch tín. Sở dĩ lý do này được đưa ra bởi người ta phát hiện dấu vết thạch tín bất ngờ được tìm thấy trong những sợi tóc cuối cùng của Napoleon.Nghi ngờ này không phải không có lý. Người ta lý giải rằng, dù bị lưu đày trên hòn đảo hoang vắng Saint Helene nhưng Napoleon vẫn là mối nguy hiểm không chỉ đối với vương triều Pháp khi ấy mà còn với nhiều nước khác.Do vậy, để ngăn Napoleon "lội ngược dòng" quay trở lại nắm quyền lực, các thế lực thù địch đã "thủ tiêu" Napoleon để tránh xảy ra sự việc ngoài ý muốn.Một giả thuyết khác lại cho rằng Napoleon đã dùng kế "ve sầu thoát xác". Theo đó, Napoleon đã làm giả cái chết của mình với sự giúp đỡ của những người thân tín.Theo giả thuyết này, những người trung thành với Napoleon đã tìm một người có dung mạo gần giống với ông hoàng nước Pháp lừng lẫy một thời.Người có dung mạo giống Napoleon trở thành kẻ thế mạng cho nhà cầm quân này. Theo kế hoạch, những người trung thành sắp đặt giúp Napoleon đào thoát khỏi hòn đảo Saint Helene bằng cách cho kẻ thế mạng chết để đánh lừa mọi người.Sau khi bỏ trốn thành công, Napoleon đã đến Italy và sống với một danh tính mới. Kể từ đó, không ai biết tung tích của Napoleon.Cho đến nay, những giả thuyết này vẫn chỉ là giả thuyết. Không ai có thể giải mã những nghi vấn về cái chết của Napoleon.
Mời độc giả xem video: Tái hiện trận chiến lịch sử của Hoàng đế Napoleon (nguồn: VTC14)
Sau thất bại lịch sử ở Waterloo, Hoàng đế Napoleon thoái vị và bị đày ra đảo Saint Helene hoang vắng. Sau 6 năm sống tại hòn đảo này, Napoleon trút hơi thở cuối cùng vào năm 1821.
Trước cái chết của hoàng đế lừng lẫy một thời của nước Pháp, công chúng tò mò nguyên nhân khiến Napoleon bỏ mạng. Sau khi Napoleon qua đời, các chuyên gia tiến hành khám nghiệm tử thi. Cuối cùng, họ đi đến kết luận Napoleon chết vì căn bệnh ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, nhiều người không đồng tình với kết luận này. Một số người cho rằng có thể Napoleon bị đầu độc chết. Theo giả thuyết này Napoleon chết vì bị đầu độc bằng thạch tín. Sở dĩ lý do này được đưa ra bởi người ta phát hiện dấu vết thạch tín bất ngờ được tìm thấy trong những sợi tóc cuối cùng của Napoleon.
Nghi ngờ này không phải không có lý. Người ta lý giải rằng, dù bị lưu đày trên hòn đảo hoang vắng Saint Helene nhưng Napoleon vẫn là mối nguy hiểm không chỉ đối với vương triều Pháp khi ấy mà còn với nhiều nước khác.
Do vậy, để ngăn Napoleon "lội ngược dòng" quay trở lại nắm quyền lực, các thế lực thù địch đã "thủ tiêu" Napoleon để tránh xảy ra sự việc ngoài ý muốn.
Một giả thuyết khác lại cho rằng Napoleon đã dùng kế "ve sầu thoát xác". Theo đó, Napoleon đã làm giả cái chết của mình với sự giúp đỡ của những người thân tín.
Theo giả thuyết này, những người trung thành với Napoleon đã tìm một người có dung mạo gần giống với ông hoàng nước Pháp lừng lẫy một thời.
Người có dung mạo giống Napoleon trở thành kẻ thế mạng cho nhà cầm quân này. Theo kế hoạch, những người trung thành sắp đặt giúp Napoleon đào thoát khỏi hòn đảo Saint Helene bằng cách cho kẻ thế mạng chết để đánh lừa mọi người.
Sau khi bỏ trốn thành công, Napoleon đã đến Italy và sống với một danh tính mới. Kể từ đó, không ai biết tung tích của Napoleon.
Cho đến nay, những giả thuyết này vẫn chỉ là giả thuyết. Không ai có thể giải mã những nghi vấn về cái chết của Napoleon.
Mời độc giả xem video: Tái hiện trận chiến lịch sử của Hoàng đế Napoleon (nguồn: VTC14)