Áp Hô Pang là nghi thức trong khuôn khổ lễ hội Then Kin Pang của người Thái trắng xứ Mường So - Khổng Lào, huyện Phong Thổ (Lai Châu) được tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm.Áp Hô Pang là nghi thức sinh hoạt hàng ngày được phục dựng thành lễ hội, gắn liền với cuộc sống văn hóa sông nước từ ngàn đời của đồng bào Thái trắng.Theo thầy cúng - nghệ nhân dân gian Nông Văn Nảo, nghi thức Áp Hô Pang xuất phát từ nghi thức gội đầu cầu may năm mới gắn liền với truyền thuyết Nàng Han.Trước khi đặt chân xuống suối, các thiếu nữ Thái được thầy cúng thực hiện nghi thức tẩy trần và đây là tín lễ bắt buộc thể hiện sự tôn trọng thần sông, thần suối.Thiếu nữ Thái xứ Mường So - Khổng Lào được biết đến với cái tên miền gái đẹp Tây Bắc và họ quan niệm tắm, gội hàng ngày trên dòng Nậm Lụm sẽ càng trắng và đẹp hơn.Từ nghi thức gội đầu năm mới, năm 2014 huyện Phong Thổ đã phục dựng thành lễ hội Áp Hô Chiêng và năm nay là năm đầu tiên đổi thành Áp Hô Pang - lễ hội gội đầu.Sau khi thực hiện xong nghi thức trên bờ, các thiếu nữ Thái xuống suối thả những mái tóc đen huyền bồng bềnh theo dòng nước trước sự chứng kiến của đông đảo người dân và du khách.Sau tiếng chiêng báo hiệu, đồng loạt các thiếu nữ Thái hất tung mái tóc về phía sau, gây sự thích thú, lạ mắt đối với người dân và du khách.Vẻ đẹp của thiếu nữ Thái xứ Mường So - Khổng Lào tại lễ hội gội đầu.Lễ hội Áp Hô Pang của người Thái trắng ở Phong Thổ chứa đựng lịch sử hình thành làng bản, môi trường sống, về tình yêu quê hương và sự gắn kết cộng đồng.Lễ hội gội đầu đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Thái trắng ở Phong Thổ và đang ngày càng được nhiều người biết đến, tìm về mỗi mùa lễ hội.Những "dải lụa nước" được các thiếu nữ Thái tạo ra thực sự bắt mắt, thu hút sự tò mò của du khách.Gội đầu, tắm suối là những hình ảnh quen thuộc vào mỗi buổi chiều tà trên các dòng suối xứ Mường So - Khổng Lào.Sau khi thực hiện xong nghi lễ gội đầu, các thiếu nữ Thái đắm mình trong dòng suối Nậm Lụm, để lộ bờ vai trắng ngần.Lễ hội gội đầu thể hiện văn hóa ứng xử giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, con người với thế giới thần linh trong đời sống văn hóa đồng bào Thái trắng.
Áp Hô Pang là nghi thức trong khuôn khổ lễ hội Then Kin Pang của người Thái trắng xứ Mường So - Khổng Lào, huyện Phong Thổ (Lai Châu) được tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm.
Áp Hô Pang là nghi thức sinh hoạt hàng ngày được phục dựng thành lễ hội, gắn liền với cuộc sống văn hóa sông nước từ ngàn đời của đồng bào Thái trắng.
Theo thầy cúng - nghệ nhân dân gian Nông Văn Nảo, nghi thức Áp Hô Pang xuất phát từ nghi thức gội đầu cầu may năm mới gắn liền với truyền thuyết Nàng Han.
Trước khi đặt chân xuống suối, các thiếu nữ Thái được thầy cúng thực hiện nghi thức tẩy trần và đây là tín lễ bắt buộc thể hiện sự tôn trọng thần sông, thần suối.
Thiếu nữ Thái xứ Mường So - Khổng Lào được biết đến với cái tên miền gái đẹp Tây Bắc và họ quan niệm tắm, gội hàng ngày trên dòng Nậm Lụm sẽ càng trắng và đẹp hơn.
Từ nghi thức gội đầu năm mới, năm 2014 huyện Phong Thổ đã phục dựng thành lễ hội Áp Hô Chiêng và năm nay là năm đầu tiên đổi thành Áp Hô Pang - lễ hội gội đầu.
Sau khi thực hiện xong nghi thức trên bờ, các thiếu nữ Thái xuống suối thả những mái tóc đen huyền bồng bềnh theo dòng nước trước sự chứng kiến của đông đảo người dân và du khách.
Sau tiếng chiêng báo hiệu, đồng loạt các thiếu nữ Thái hất tung mái tóc về phía sau, gây sự thích thú, lạ mắt đối với người dân và du khách.
Vẻ đẹp của thiếu nữ Thái xứ Mường So - Khổng Lào tại lễ hội gội đầu.
Lễ hội Áp Hô Pang của người Thái trắng ở Phong Thổ chứa đựng lịch sử hình thành làng bản, môi trường sống, về tình yêu quê hương và sự gắn kết cộng đồng.
Lễ hội gội đầu đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Thái trắng ở Phong Thổ và đang ngày càng được nhiều người biết đến, tìm về mỗi mùa lễ hội.
Những "dải lụa nước" được các thiếu nữ Thái tạo ra thực sự bắt mắt, thu hút sự tò mò của du khách.
Gội đầu, tắm suối là những hình ảnh quen thuộc vào mỗi buổi chiều tà trên các dòng suối xứ Mường So - Khổng Lào.
Sau khi thực hiện xong nghi lễ gội đầu, các thiếu nữ Thái đắm mình trong dòng suối Nậm Lụm, để lộ bờ vai trắng ngần.
Lễ hội gội đầu thể hiện văn hóa ứng xử giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, con người với thế giới thần linh trong đời sống văn hóa đồng bào Thái trắng.